Tàu cá Trung Quốc neo đậu sát tàu cá Philippines trên bãi cạn Scaborough.
Ngày 3/5, hãng tin Reuters dẫn thông cáo từ Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết, bất chấp cảnh báo từ Trung Quốc, "các hoạt động, tuần tra hàng hải trên Biển Đông của cảnh sát biển và Cục ngư nghiệp Philippines sẽ tiếp diễn. Quan điểm của chính phủ sẽ không thay đổi”.
Bộ trưởng Lorenzana khẳng định, thông cáo còn phản ánh quan điểm của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, đó là yêu cầu quân đội Philippines "bảo vệ chủ quyền trên nguyên tắc không sử dụng quân sự và duy trì hòa bình trên các vùng biển".
Ông Lorenzana nhấn mạnh, Manila có thể thân thiện, hữu nghị và hợp tác với các nước khác nhưng không có nghĩa sẽ đánh đổi chủ quyền.
Đợt diễn tập mà Philippines đang thực hiện, bắt đầu từ ngày 25/4 tại một số khu vực Biển Đông mà Philippines coi là "vùng đặc quyền kinh tế" của mình, bao gồm bãi cạn Scarborough.
Khi thông tin về phản ứng của Trung Quốc trước hoạt động này của Philippines, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân yêu cầu Philippines "chấm dứt các hoạt động làm phức tạp tình hình, leo thang tranh chấp trên Biển Đông".
Đồng thời, một lần nữa, phía Trung Quốc ngang ngược tuyên bố rằng "Bắc Kinh có chủ quyền với khu vực" nằm trong đường 9 đoạn mà Bắc Kinh tự vẽ trên Biển Đông dù Toà trọng tài thường trực quốc tế tại The Hague, Hà Lan đã bác bỏ yêu sách.
Theo phán quyết của Toà trọng tài cách đây 5 năm, tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” (hay đường 9 đoạn) - cái mà Trung Quốc gọi là “chủ quyền lịch sử” là trái ngược với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).
“Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào để tuyên bố quyền lịch sử đối với những tài nguyên biển trong đường chín đoạn”, Toà trọng tài tại The Hague từng khẳng định.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận