Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo Bộ NN&PTNT và tỉnh Hải Dương kiểm tra việc truy xuất nguồn gốc vải thiều Thanh Hà bằng điện thoại thông minh - Ảnh: VGP |
Việt Nam hiện có gần 60.000 nghìn ha vải, sản lượng khoảng 300.000 - 350.000 tấn/năm. Nhiều vùng trồng vải tập trung đã được hình thành tại các tỉnh: Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn... Năm 2018, tổng diện tích trồng vải trên địa bàn tỉnh Hải Dương khoảng 10.500ha tập trung chủ yếu tại huyện Thanh Hà và TX Chí Linh, dự kiến sản lượng đạt khoảng 60.000 tấn. Đặc biệt, sản lượng vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Australia, EU... đạt khoảng 1.000 tấn.
Riêng diện tích vải thiều của huyện Thanh Hà khoảng 4.000ha áp dụng trồng theo tiêu chuẩn VietGap, trong đó có 1.000ha là vải chín sớm, ước sản lượng 15.000- 18.000 tấn, còn lại hơn 10.000 tấn là vải chín muộn.
Chia sẻ niềm vui khi vải thiều Thanh Hà, vải thiều của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước kể cả những thị trường khó tính nhất, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Cùng với các kinh nghiệm canh tác, chăm sóc cây vải từ trước đến nay, cần nghiên cứu để áp dụng các biện pháp mới trong canh tác, bảo quản chế biến, đáp ứng những yêu cầu thương mại khắt khe như: Sản phẩm sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế, truy xuất nguồn gốc, đổi mới công tác tiếp thị để sao cho sản phẩm này lan tỏa tốt hơn, đem lại giá trị cao hơn cho người dân, từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhất là tại các vùng thuần nông.
“Đảng, Nhà nước đã quyết định sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với rất nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp phát huy triệt để lợi thế về văn hóa ở Việt Nam từ đó phát triển rất nhiều sản phẩm du lịch, trong đó có sản phẩm du lịch nông nghiệp liên quan đến ẩm thực, miệt vườn”, Phó Thủ tướng nói.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận