Sự việc Đỗ Mạnh Hùng, người đàn ông có hành vi sàm sỡ nữ sinh trong thang máy chung cư Golden Palm (Thanh Xuân, Hà Nội) bị phạt hành chính 200 ngàn đồng đã làm dấy lên một cơn bão mạng, qua đó, cho thấy một lỗ hổng trong pháp luật hiện hành và phụ nữ chưa thực sự được bảo vệ và tôn trọng ngoại trừ mỗi năm hai lần vào dịp 8/3 và 20/10.
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội thì nói: “Rõ ràng vụ việc này cho thấy còn một khoảng trống pháp lý cần được nghiên cứu, điều chỉnh”.
Theo bà Phạm Thị Minh Hiền, Ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội: “Nhiều nước trên thế giới quy định về hành vi “tấn công tình dục”. Trong bối cảnh tình hình thực tiễn ở nước ta, tôi cho rằng, “tấn công tình dục” cũng cần được cụ thể hóa vào trong luật”.
Thời gian gần đây, báo chí liên tục đưa tin nhiều vụ việc khác làm xôn xao cộng đồng như vụ dụ trẻ vào vườn chuối, vụ cô giáo vào nhà nghỉ với nam sinh 16 tuổi, sản phụ mới sinh hai ngày bị kẻ biến thái đột nhập phòng vệ sinh đòi cưỡng hiếp, vụ thầy giáo sờ đùi học sinh… nhưng không có vụ nào được xử lý nghiêm minh, điều đó đã gây nên sự hoang mang cho nhiều người.
Những ngày qua, làng giải trí Hàn Quốc chìm trong loạt scandal chấn động. Bên cạnh bê bối liên quan đến môi giới mại dâm, tấn công tình dục, buôn bán và sử dụng chất cấm, hối lộ cảnh sát của Seungri, Jung Joon Young và nhóm bạn, thì vụ án diễn viên "Vườn sao băng" Jang Ja Yeon tự tử xảy ra 10 năm trước cũng được lật lại điều tra.
Cảnh sát hạt Gwinnett, bang Georgia đã bắt Sarah Brooks (25 tuổi), Trường trung học Archer, sau khi bị cáo buộc có quan hệ tình dục với một nam sinh 17 tuổi.
Nói chung, ở nhiều nước, “tấn công tình dục” là một tội danh và được xử lý rất nặng, vừa phạt tù, vừa phạt tiền.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Tấn công tình dục là một hành động trong đó một người đụng chạm mang tính tình dục tới người khác mà không có sự đồng ý của người đó, hoặc ép buộc tinh thần hoặc dùng sức mạnh ép một người tham gia vào một hành vi tình dục trái ngược với nguyện vọng của người đó”.
Hành vi này, có lẽ không hiếm gặp ở nước ta, kể cả trong môi trường làm việc mà vì một lý do nào đó, trong đó có cả lý do pháp luật chưa coi đó là tội danh nân nạn nhân đành im lặng cho qua chuyện.
Cư dân mạng đã chế ra nhiều hình ảnh, viết nhiều câu xem ra rất khôi hài nhưng chua xót: Anh em hãy đổi tiền, thủ sẵn 200 ngàn trong túi nếu… muốn hôn. Quá bèo.
Thật sự, cư xử với nhân phẩm một con người như thế thì khôi hài thật.
Rồi luật sẽ được sửa, chắc chắn thế, nhưng từ nay đến khi có luật, phụ nữ phải làm gì trước… 200 ngàn?
Trước hết là phải ý thức được vấn đề “quấy rối và tấn công tình dục” và mức độ tổn hại về tinh thần mà nó gây ra.
Ở công sở, nơi làm việc, phải biết tránh xa những người có biểu hiện trên, không cho họ có cơ hội tiếp xúc chỗ ít người. Phải biết khôn khéo nhưng dứt khoát để cảnh báo cho người đó biết rằng, với điều kiện kỹ thuật hiện nay, hành động của người đó rất dễ bị phơi bày, điều đó sẽ ảnh hưởng đến cả gia đình và sự nghiệp chứ không còn là chuyện bông lơn.
Cần phải cẩn trọng khi đi thang máy hoặc vào toilet nơi công cộng. Không phải lúc nào cũng để bị ám ảnh mình có thể bị tấn công tình dục nhưng không chủ quan. Nếu nghĩ đến điều đó thì sẽ không bị bất ngờ và bình tĩnh để đối phó. Chịu khó vào mạng, tìm hiểu thêm cách đối phó với cách hành vi trên. Khi biết được cách đối phó thì sẽ có phản xạ đúng, kịp thời, khiến đối phương bất ngờ mà chùn bước.
Câu chuyện cháu bé 9 tuổi bị gã bán thịt lợn dụ vào vườn chuối rồi thực hiện hành vi dâm ô ở xã Hoàng Diệu (huyện Chương Mỹ) có thể là một bài học. Cháu bé rõ ràng không khỏe bằng gã bệnh hoạn đó nhưng sự chống cự quyết liệt cũng làm hắn ta khốn đốn.
Trong trường hợp đang bàn thì nó là chuyện “chẳng đặng đừng”, nó buộc phụ nữ vào tình thế phải “cứu mình” trước… 200 ngàn dù đó là câu chuyện bi hài xẩy ra giữ thời 4.0 văn minh nhân loại.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận