Giữ nguyên kỳ thi tốt nghiệp THPT
Chiều muộn ngày 30/9, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo thường kỳ quý III năm 2020. Ông Nguyễn Quang Nam, Chánh văn phòng khẳng định: Từ kết quả của giai đoạn 2015-2020, định hướng kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2021-2025 được xác định cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2020, chỉ tập trung nghiên cứu áp dụng công nghệ và chú trọng xây dựng, phát triển ngân hàng câu hỏi thi cho phù hợp với lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông.
Hiện Bộ GD&ĐT đang xây dựng để sớm công bố phương án thi, tuyển sinh giai đoạn này trên quan điểm phân định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT và trách nhiệm triển khai cụ thể của địa phương, cơ sở giáo dục đối với các kỳ thi và tuyển sinh.
Trong đó, tăng cường tự chủ, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học trong tuyển sinh; đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh; có sự giám sát mạnh mẽ của xã hội, từng bước tiếp cận xu hướng tuyển sinh của các quốc gia tiên tiến về giáo dục trên thế giới.
Cuối tuần này bộ sẽ sơ kết toàn quốc công tác kỳ thi tốt nghiệp và tuyến sinh, hoàn thiện phương án thi và tuyển sinh giai đoạn 2021-2025 trước khi trình Chính phủ trong kỳ hợp Quốc hội tới.
Từ 2-5/10, các trường ĐH công bố điểm chuẩn
Bà Nguyễn Thu Thủy, Quyền vụ trưởng Vụ Đại học, Bộ Y tế cho biết, từ ngày 2 đến cuối 5/10 các trường ĐH sẽ công bố điểm chuẩn. Muộn nhất ngày 14/10, các trường sẽ nhập dữ liệu thông tin tuyển sinh thí sinh trúng tuyển và sau 15 sẽ tuyển bổ sung…
Cũng như tuyển sinh của năm 2019, hệ thống lọc ảo của Bộ đã hoạt động rất tốt. Năm 2020 phần mềm xét tuyển giữ ổn định và tăng thêm chức năng tuyển sinh cho các trường. Theo đó, các trường cài đặt phần mềm xét tuyển, dữ liệu tuyển sinh của thí sinh, điểm, nguyện vọng và điều kiện sơ tuyển… tất cả thông tin đều đảm bảo mã hóa…. Các trường cũng căn cứ để chốt điểm chuẩn. Khi các trường đưa danh sách dự kiến trúng tuyển lên hệ thống và tải lọc ảo...
Chỉ SGK là tài liệu chính thức trong nhà trường
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ giáo dục PTTH một lần nữa khẳng định SGK là tài liệu chính thức duy nhất đưa vào chương trình giáo dục trong nhà trường. Còn sách tham khảo do các nhà xuất bản thực hiện xuất bản và phát hành ngoài nhà trường. Những tài liệu này có thể đưa vào thư viện nhà trường, nhưng cũng quy định khá rõ ràng. Trong đó, đáng lưu ý có quy định nội dung tài liệu có phù hợp không; nội dung sách giáo khoa không được đưa vào bài dạy và kiểm tra vượt quá nôii dung giảng dạy; giáo viên không được khuyến khích dưới bất kỳ hình thức nào…. Nếu đâu đó thực hiện sai quy định, tại địa phương phải có trách nhiệm quản lý điều này, trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục.
Ông Thành cũng nhấn mạnh việc cần hiểu đúng về các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường để tránh tình trạng lạm thu dựa trên việc tổ chức hoạt động trải nghiệm. "Trong chương trình mới có nội dung này là hoạt động giáo dục bắt buộc như 1 môn học. Các nhà trường cần hiểu rõ hoạt động trải nghiệm không phải cho trẻ lên xe đi mới là trải nghiệm. Mà trong mỗi bài học trong chương trình đều có phần phất triển năng lực cho học sinh, phần vận dụng đó giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu trải nghiệm tại gia đình, phòng thí nghiệm, vườn trường có liên quan đến kiến thức học… và học sinh được yêu cầu có báo cáo vè việc vận dụng đó… Do vậy hiểu đúng để không lạm dụng việc tổ trải nghiệm tràn lan. Việc thu tiền tổ chức trải nghiệm qua hình thức dã ngoại…. bộ không cấm nhưng hoạt động theo quy định", ông Thành cho hay.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận