Theo các chuyên gia quân sự, tổ hợp trinh sát pháo binh mới nhất của Nga có tên Penicillin (tên một loại thuốc kháng sinh) có khả năng tính toán hầu như bất kỳ vị trí bắn pháo binh hoặc pháo phòng không nào của kẻ địch ở khoảng cách từ hàng chục đến hàng trăm km mà vẫn giữ được bí mật vị trí của mình.
Nguyên tắc làm việc của tổ hợp Penicillin dựa trên bốn máy thu được đặt trên mặt đất, có nhiệm vụ phát hiện tiếng ồn và động năng sau khi một khẩu pháo hoặc tên lửa của đối phương bắn ra.
Hệ thống xử lý tín hiệu âm thanh cung cấp thông tin về vị trí đạn nổ, độ chính xác của phát bắn, cũng như vị trí đặt vũ khí của quân địch.
Ngoài ra, tổ hợp trinh sát Penicillin còn được trang bị máy quay video hình ảnh tự động theo dõi quỹ đạo bay của đạn.
Tất cả các thông tin thu được được chuyển thành tọa độ chính xác vị trí bắn của kẻ địch trong phạm vi rộng tới 25 km. Ngay sau đó, hệ thống thông báo cho lực lượng pháo binh phản pháo chính xác mà không cần chờ đợi loạt bắn thứ hai.
Một ưu điểm khác của tổ hợp Penicillin là làm việc ở một khoảng cách an toàn, cách xa trận địa hỏa lực pháo để tránh được khả năng tập kích đường không hay nã pháo từ quân đội đối phương.
Ngoài ra, bản thân các thiết bị của hệ thống Penicillin cũng không phát ra tín hiệu hay phản xạ gì, nên cực kỳ khó để đối phương phát hiện. Ngoài ra tổ hợp có thể hoạt động hoàn toàn ở chế độ tự động mà không cần nhân lực vận hành.
Chính vì tính bí mật ẩn giấu này mà tổ hợp Penicillin gây lo ngại cho các chuyên gia quân sự phương Tây.
Khi tổ hợp này hoạt động, loạt pháo kích đầu tiên của hỏa lực pháo binh đối phương cũng là lần bắn cuối cùng vì trong vài giây lực lượng này bị bao phủ bằng hỏa lực phản pháo.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận