Nghị định 139/2021/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa (có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, thay thế Nghị định số 132/2015), phương tiện thủy không có giấy chứng nhận đăng ký hoặc dùng giấy đăng ký không do cơ quan thẩm quyền cấp hoặc không mang theo đăng ký phương tiện bị phạt 1-2 triệu đồng.
Phương tiện thuỷ quá hạn đăng kiểm có thể bị phạt từ 3-20 triệu đồng
Ngoài ra, phương tiện thuỷ tham gia giao thông mà không có giấy chứng nhận đăng kiểm; mượn, thuê, cho mượn, cho thuê thiết bị, dụng cụ để được đăng kiểm; dùng chứng nhận đăng kiểm hết hạn hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp, tùy theo loại phương tiện, bị phạt từ 3-20 triệu đồng.
Cụ thể, xử phạt từ 3-5 triệu đồng đối với phương tiện có công suất máy 5-15CV hoặc sức chở 5-12 người; 5-10 triệu đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến dưới 250 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến dưới 50 người hoặc có động cơ tổng công suất máy chính trên 15-135CV hoặc có sức chở trên 12-50 người.
Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 250-1.000 tấn hoặc có sức chở từ 50 người đến 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 135 sức ngựa đến 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng đến 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng đến 50 tấn sẽ áp dụng mức phạt từ 10-15 triệu đồng.
Trong khi đó, mức phạt 15-20 triệu đồng đối với phương tiện có không động cơ, có động cơ hoặc sức chở, tàu cuốc hút, tàu cần cẩu có sức nâng lớn hơn nhóm phương tiện trên.
Nghị định số 139/2021 cũng quy định mức phạt từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng đối với hành vi không trang bị hoặc trang bị không đủ áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân. Mức phạt tính trên mỗi áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân thiếu so với yêu cầu số lượng tối thiểu phải trang bị trên phương tiện.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận