Xe ôm công nghệ Grab và GoViet đứng tràn dưới lòng đường Láng Hạ, Hà Nội chờ bắt khách gây cản trở giao thông - Ảnh: Khánh Linh |
Trong khi đó, hành lang pháp lý quản lý xe ôm công nghệ đang giao cho UBND cấp tỉnh thực hiện.
Tuy nhiên, việc quản lý đối tượng này ở các địa phương gần như vẫn bỏ ngỏ, mới chỉ quản lý vị trí đỗ xe.
Tôi cho rằng xe ôm công nghệ là đối tượng phải quản lý và phải có điều kiện kinh doanh. Đây là dịch vụ vận tải, ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn của người dân, khi anh cung ứng dịch vụ trên thị trường phải đáp ứng điều kiện nhất định để đảm bảo chuyến đi an toàn cho hành khách. Nguyên tắc phải quản được những điều kiện cơ bản về người lái, những nội dung về bằng lái, lý lịch cá nhân phải cập nhật, đăng ký để quản lý kể cả về thuế. Về mặt phương tiện phải có điều kiện cụ thể về an toàn kỹ thuật phương tiện, đảm bảo tiêu chuẩn khí thải.
Cũng cần phải thẳng thắn nhìn nhận, có những chuyến đi đáng ra người dân có thể sử dụng vận tải công cộng như xe buýt, nhưng họ lại lựa chọn xe ôm, taxi. Nguyên nhân do xe buýt quá tải, điểm dừng đỗ không hợp lý, không gian tiếp cận điểm dừng đỗ chưa tốt. Tôi cho rằng, đây là điều những người làm chính sách vận tải công cộng phải trăn trở tìm kiếm giải pháp. Có nhiều vấn đề đối với vận tải công cộng chúng ta phải kiên trì mới tăng sức hấp dẫn cho xe buýt thay vì chỉ tuyên truyền hô hào nhưng bản thân xe buýt lại không tiện lợi, gây bất tiện cho chuyến đi của người dân.
Tôi cho rằng về lâu dài xe máy sẽ suy giảm vì những nhược điểm về mặt an toàn. Trong chiến lược phát triển vận tải khách công cộng và quản lý phương tiện cá nhân của các thành phố có đề cập đến quản lý xe máy. Về chủ trương là đúng, nhưng điều quan trọng nhất quy hoạch đó cần triển khai bằng giải pháp cụ thể. Người dân cần thấy hành động cụ thể của nhà quản lý, xem họ làm gì theo từng năm, từng tháng, từng tuần.
Việc cấm hay hạn chế phương tiện cá nhân, phát triển vận tải khách công cộng có khả thi không do bước đi của chúng ta. Tôi có cảm giác các đô thị lớn hiện đang lúng túng không biết làm gì trước. Nếu cấm phương tiện cá nhân trước thì vận tải công cộng lại chưa đáp ứng yêu cầu. Muốn phát triển vận tải công cộng nhưng xe cá nhân quá nhiều lại không phát triển được do tắc đường. Để giải quyết “mớ bòng bong” đó cần phải có lộ trình.
Hiện nhiều thành phố trên thế giới quy định rất chặt quy hoạch số lượng phương tiện dịch vụ vận tải, đảm bảo thị phần, công việc cho người lao động. Một số thành phố lại quản chặt về mặt chất lượng dịch vụ. Khi có vi phạm về kinh doanh, người dân khiếu nại về chất lượng dịch vụ sẽ đóng cửa doanh nghiệp. Khi đó, lập tức số lượng xe sẽ giảm, chỉ doanh nghiệp có chất lượng dịch vụ tốt mới trụ được.
Việt Nam đang quản lý theo cách thứ nhất, nghĩa là khống chế số lượng để đảm bảo điều kiện phục vụ của kết cấu hạ tầng. Điều này phù hợp kinh tế thị trường. Các quốc gia phát triển, công tác định hướng, chiến lược, quy hoạch của họ rất chặt, kể cả về số lượng. Còn nếu sau này, Việt Nam chọn cách thứ hai, trước hết phải đảm bảo có hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ vận tải, đảm bảo doanh nghiệp nào hoạt động không tốt sẽ bị đào thải.
TS Trần Hữu Minh
Phó chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận