Tổng thống Nicolas Maduro cho rằng phe đối lập đang cố gắng "hạ bệ" ông và âm mưu đảo chính (Ảnh: Reuters) |
Động thái được dự đoán sẽ làm gia tăng căng thẳng trong bối cảnh bế tắc chính trị ở quốc gia thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Tuần trước, phe đối lập cũng thúc đẩy 1 cuộc trưng cầu dân ý nhằm tiến hành thủ tục tố tụng đối với ông Maduro.
Song không giống như nước láng giềng Brazil – nơi mà bà Dilma Rousseff bị luận tội và cách chức Tổng thống từ hồi tháng 8, việc phe đối lập nỗ lực chống lại ông Maduro bị chính phủ và Tòa án tối cao Venezuela tuyên bố là động thái bất hợp pháp. “Về mặt pháp lý, Quốc hội không tồn tại”, Phó Tổng thống Aristobulo Isturiz cho biết.
Về phần mình, nhân vật đối lập hàng đầu Henrique Capriles cho biết vào đêm trước của cuộc bỏ phiếu: “Nếu Maduro không hiểu rằng ông ta phải tôn trọng hiến pháp, chúng tôi có đầy đủ quyền yêu cầu ông ta từ chức".
Xem thêm video người biểu tình ở Venezuela đuổi theo Tổng thống Maduro trên đường phố:
Quốc hội Venezuela cũng đã thông qua nghị quyết 10 điểm về tội trạng của ông Maduro và yêu cầu ông này đối thoại với các đại biểu trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên gần như chắc chắn Tổng thống Maduro sẽ không chấp nhận yêu cầu này.
Phe đối lập Venezuela cũng lên kế hoạch cho các cuộc biểu tình trên đường phố, bất chấp việc chính phủ nước này đã hạn chế quyền hợp pháp của 8 nhân vật đối lập hàng đầu.
Trong một diễn biến liên quan hôm qua (25/10), sau khi nhóm người ủng hộ Tổng thống Maduro xông vào tòa nhà Quốc hội để phản đối việc phe đối lập tìm cách kết tội ông Maduro, cuối cùng, 2 bên đã đi đến thống nhất sẽ tổ chức một cuộc đối thoại vào cuối tuần này.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận