Quy định chi tiết chiều dài từng loại rơ-moóc và sơ-mi rơ-moóc
Theo đó, tại dự thảo Quy chuẩn sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với rơ-moóc và sơ-mi rơ-moóc, Bộ GTVT đề xuất quy định chi tiết chiều dài của từng loại rơ-moóc và sơ-mi rơ-moóc thay vì quy định theo đoàn xe (khi kết nối với xe kéo) như trước đây.
Theo các chuyên gia việc quy định trực tiếp và cụ thể cho từng loại xe giúp các cơ sở sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu dễ dàng trong việc áp dụng cũng như tạo thuận lợi cho kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng trong quá trình phương tiện lưu hành.
Cụ thể, chiều dài của xe phải bảo đảm yêu cầu:
STT |
Loại phương tiện |
Chiều dài lớnnhất (m) |
---|---|---|
1 |
Rơ moóc tải tự đổ có tổng số trục bằng hai và có khối lượng toàn bộcho phép lớn nhất từ 10 tấn trở lên (không bao gồm cơ cấu kéo); Sơ mi rơ moóc tải tự đổ một trục | 7,0 |
2 |
Rơ moóc tải tự đổ có tổng số trục bằng ba (không bao gồm cơ cấukéo); Sơ mi rơ moóc tải tự đổ có tổng số trục bằng hai | 7,8 |
3 |
Rơ moóc tải tự đổ có tổng số trục bằng bốn (không bao gồm cơ cấukéo); Sơ mi rơ moóc tải tự đổ có tổng số trục bằng ba | 9,3 |
4 |
Rơ moóc tải tự đổ có tổng số trục bằng năm (không bao gồm cơ cấukéo); Sơ mi rơ moóc tải tự đổ có tổng số trục bằng bốn | 10,2 |
5 |
Sơ mi rơ moóc tải; Sơ mi rơ moóc tải có mui; Sơ mi rơ moóc tảithùng kín; Sơ mi rơ moóc tải bảo ôn | 12,4 |
6 |
Đối với các loại rơ moóc khác (bao gồm cả cơ cấu kéo) | 12 |
7 |
Đối với các loại sơ mi rơ moóc khác: Khoảng cách từ chốt kéođến điểm sau cùng của xe | 12 |
Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung quy định yêu cầu kích thước của thùng hàng theo tham khảo từ Thông tư 42/2014 quy định về thùng xe của xe tự đổ, xe xi téc, xe tải tham gia giao thông đường bộ; bổ sung quy định đối với rào chắn bảo vệ hai bên xe.
Theo đó, khoảng cách từ mặt ngoài rào chắn đến mặt bên của xe (không chứa rào chắn) không lớn hơn 30mm.Đối với các xe quá khổ và có khả năng kéo dài thì không cần lắp rào chắn hai bên cho phần được kéo dài.
Ngoài ra, với sơ-mi rơ-moóc tải (tự đổ), dự thảo Quy chuẩn nêu rõ thành thùng phía sau không được mở cánh hai bên nhằm đảm bảo an toàn khi vận hành.
Đối với các xe không thử phanh được trên thiết bị, dự thảo bổ sung chỉ tiêu thử hiệu quả phanh trên đường.
Về yêu cầu kỹ thuật đối với bánh xe, dự thảo quy định lốp sử dụng cho từng loại xe phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong QCVN 34 quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lốp hơi dùng cho ô tô hoặc quy định UNECE No.30.
Ngoài ra, bổ sung quy định xe phải có bộ phận che chắn bánh xe và/ hoặc cụm bánh xe ở phía trên và phía sau nếu các bộ phận của xe không đảm bảo chức năng này (trừ các loại rơ moóc và sơ mi rơ moóc tải chuyên dùng).
Theo đó, nộ phận che chắn phải thỏa mãn các yêu cầu khoảng hở từ điểm cao nhất của bánh xe đến mặt dưới bộ phận che chắn không lớn hơn 50% bán kính bánh xe.
Lược bỏ nhiều quy định, phù hợp thực tế
Bên cạnh đó, dự thảo cũng bỏ quy định: "Khoảng sáng gầm xe không nhỏ hơn 120 mm (trừ các loại xe chuyên dùng)", thay vào đó, đề xuất, đối với các xe có thể điều chỉnh độ cao của gầm xe thì khoảng sáng gầm xe được đo ở vị trí lớn nhất để phù hợp với QCVN 09:2023 và thông lệ quốc tế.
Ngoài ra cũng sửa đổi quy định về chân chống để phù hợp với nhiều loại sơ-mi rơ-moóc không có chân chống. Theo đó, sơ-mi rơ-moóc chỉ phải trang bị chân chống để đỡ phần trước của xe ở trạng thái tách rời khỏi xe ô tô đầu kéo trong trường hợp cần thiết.
Đối với hệ thống phanh, bỏ quy định dẫn động của hệ thống phanh chính phải là loại từ 2 dòng trở lên để phù hợp với thực tế và tiêu chuẩn ECE R13 của Ủy ban Kinh tế Châu Âu.
Theo các chuyên gia, việc bổ sung, sửa đổi Quy chuẩn này sẽ góp phần đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với rơ-moóc và sơ-mi rơ-moóc, từ đó, góp phần đảm bảo an toàn giao thông.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận