Theo Đông y, rau càng cua không chỉ là món ăn mà còn là bài thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh. |
Rau càng cua là Peperomia Peliucida, thuộc nhóm thân cỏ, là loại rau có nhiều tên gọi lạ như: Đơn kim, đơn buốt, thích châm thảo, quỳ châm thảo, cương hoa thảo và tiểu quỳ châm. Theo Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện, là món ăn, bài thuốc rất thích hợp chữa trị chứng phế nhiệt miệng khô khát, chứng huyết nhiệt sinh mụn nhọt lở ngứa, chứng vị nhiệt sinh táo bón, chứng thận hư, âm hư, bàng quang nhiệt, tiểu buốt gắt và chữa chứng đau mỏi cơ khớp do phong nhiệt.
Chữa phế nhiệt, viêm họng hoặc khô cổ khản tiếng:
Rau càng cua rửa sạch nhai ngậm hoặc xay nước để uống mỗi ngày từ 50 - 100g, dùng liền từ 3 - 5 ngày sẽ khỏi.
Chữa bệnh tiểu buốt, tiểu khó:
Rau càng cua (150 - 200g) rửa sạch, nấu chung với 330ml nước cho sôi, để nguội chia hai lần để uống trong ngày, uống liền 5 ngày hoặc ăn sống có thể rất công hiệu.
Bệnh nhân đái tháo đường, miệng khát: Rau càng cua rửa sạch trộn dấm hoặc nước chanh tươi, 100g thịt ếch lột da bỏ đầu, lấy thịt tẩm bột chiên vàng rồi trộn chung với rau để ăn từ 2 - 3 lần.
Đau lưng cơ co rút:
Chỉ cần uống nước sắc từ rau càng cua từ 50 - 100g/ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
Một số bệnh lý ngoài da như: Da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành nên đắp vết thương với rau càng cua giã nát hoặc xay nhuyễn lọc lấy nước uống. Còn như mụn nhọt lở ngứa do ban nóng, lấy 150g rau càng cua rửa sạch ăn sống hoặc xay nước để uống.
Xem thêm video:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận