Hãng tin CNN dẫn lời các nhà khoa học đến từ Đại học Công nghệ Munich (Đức) cho biết, công nghệ da nhân tạo cho phép robot có thể cảm nhận, phản ứng với các tác động vật lý, một kỹ năng cần thiết khi robot đang ngày càng có liên kết mật thiết với con người.
Báo cáo từ Liên đoàn Quốc tế về robot chỉ ra, các nhà sản xuất trên toàn thế giới đã sử dụng khoảng 85 robot công nghiệp trên 1.000 nhân viên và dự đoán nguồn cung robot công nghiệp toàn cầu sẽ tăng trưởng 14% cho tới năm 2021.
Theo ông Chiara Bartolozzi, một chuyên gia về robot tại Viện Công nghệ Italia - tổ chức nghiên cứu độc lập cho biết: “Việc cảm nhận tác động vật lý sẽ đảm bảo robot vận hành an toàn bởi nó có thể phát hiện những vật cản không nhìn thấy, điều chỉnh lực chính xác để hoàn thành nhiệm vụ mà không làm tổn thương vật thể, con người và bản thân robot”.
Hơn nữa, công nghệ da đặc biệt này còn cho phép hiện thực hóa tương lai biến robot trở thành những người trông coi, chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ nhiều đối tượng người trong xã hội như người già, người khuyết tật…
Để phát triển công nghệ, các nhà nghiên cứu bắt đầu từ việc nghiên cứu da người. Mỗi người có khoảng 5 triệu thụ quan trên da cho phép con người có thể cảm nhận những gì đang diễn ra trên bề mặt da và truyền tín hiệu tới não.
Từ hướng đó, đội nghiên cứu bao phủ bề mặt robot tự động có kích thước như con người bằng hơn 13.000 cảm biến từ vai đến chân, cho phép truyền các thông tin về nhiệt, khoảng cách, áp lực… Đó là nhưng yếu tố căn bản trong cảm nhận của con người, cho phép những tương tác giữa người với người trở nên an toàn.
Từ đây, đội nghiên cứu phát triển các tế bào cảm biến nhỏ hơn. Song, nhiều nhà nghiên cứu e ngại về quy mô phát triển một bộ da bởi chi phí lắp đặt cảm biến cao trong khi khả năng rất dễ vỡ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận