Sân bay Tân Sơn Nhất ngập nặng. Ảnh: Zing |
Ông Đặng Tuấn Tú, Giám đốc Cảng hàng không (CHK) quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, trong các ngày 26/8 và 11/9, hai trận mưa lớn khiến một số khu vực sân đỗ tàu bay bị ngập. “Chỉ 5/50 vị trí sân đỗ, chiếm khoảng 1/10 diện tích sân đỗ bị ngập, không phải ngập toàn bộ sân bay. Hai đường cất/hạ cánh được xây dựng rất cao như hai con đê (cao gần 10m), hệ thống thoát nước ra kênh Hy Vọng, kênh Nhật Bản rất tốt nên không thể ngập”, ông Tú nói và cho biết, vừa rồi có thông tin nói vì ngập sân bay nên tàu bay không hạ cánh được là không chính xác. Tàu bay không hạ cánh được là do mưa to, gió lớn, tầm nhìn hạn chế, không phải do ngập.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong (thứ hai từ trái qua) kiểm tra tuyến kênh A41 chiều 16/9 - tuyến kênh chủ yếu thoát nước cho Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - Ảnh: Phan Tư |
Ngập khu đỗ tàu bay
Ông Đặng Tuấn Tú, Giám đốc Cảng hàng không (CHK) quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, trong các ngày 26/8 và 11/9, hai trận mưa lớn khiến một số khu vực sân đỗ tàu bay bị ngập. “Chỉ 5/50 vị trí sân đỗ, chiếm khoảng 1/10 diện tích sân đỗ bị ngập, không phải ngập toàn bộ sân bay. Hai đường cất/hạ cánh được xây dựng rất cao như hai con đê (cao gần 10m), hệ thống thoát nước ra kênh Hy Vọng, kênh Nhật Bản rất tốt nên không thể ngập”, ông Tú nói và cho biết, vừa rồi có thông tin nói vì ngập sân bay nên tàu bay không hạ cánh được là không chính xác. Tàu bay không hạ cánh được là do mưa to, gió lớn, tầm nhìn hạn chế, không phải do ngập.
Xem video sân bay Tân Sơn Nhất ngập nặng ngày 11/9/2016:
Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cũng khẳng định, khu vực ngập nằm ở phía Nam, gần sân đỗ của tàu bay quân sự, không ảnh hưởng đến tàu bay cất/hạ cánh.
Về nguyên nhân gây ngập, các ý kiến của các cơ quan liên quan đều cho rằng, xuất phát từ việc tuyến kênh A41 từ đường Hậu Giang đến đường Cộng Hòa bị lấn chiếm, làm tắc dòng chảy. Khi mưa lớn, nước thoát không kịp gây ngập cục bộ. Ông Trần Doãn Mậu, Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Nam cho biết, kênh A41 trước đây rộng hơn 8m, sâu 4m. Nhưng giờ đã bị lấn chiếm, có nơi chỉ còn 0,5m, lòng kênh rất cạn, không thoát nước kịp.
Ông Nguyễn Ngọc Công, Giám đốc Trung tâm Chống ngập TP.HCM cho biết, thường xuyên tổ chức nạo vét, cử người vớt rác nhưng chỉ một thời gian lại bị bồi lấp lại.
Khu vực bãi đỗ của sân bay Tân Sơn Nhất bị ngập sâu đến 30 cm trong cơn mưa lớn chiều tối 26/8 - Ảnh: Otofun |
Xây hồ điều tiết, sớm cải tạo kênh A41
Ông Lê Văn Khoa, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, thành phố đã có chủ trương đầu tư cải tạo kênh A41. Giai đoạn 2016 - 2017 tiến hành đo đạc, đền bù GPMB với kinh phí 40 tỷ đồng. Giai đoạn 2018 - 2019 xây lắp với kinh phí 160 tỷ đồng. Tại cuộc họp, ông Khoa yêu cầu lãnh đạo quận Tân Bình đẩy nhanh tiến độ triển khai để đến tháng 6/2017 xong GPMB. Công tác thi công sẽ hoàn thành trong năm 2018.
"Phải làm sao để giảm tối đa tình trạng ngập nước, ùn tắc giao thông, đem lại sự thuận tiện, an toàn cho người dân, du khách khi đến sân bay. Đừng để người dân phải xách va ly từ ngoài đường đi cả mấy km vào sân bay vì tắc đường, vì ngập”. Bí thư Thành ủy TP.HCM |
Trong hai năm chờ cải tạo kênh A41, để tránh ngập cục bộ cho sân bay khi mưa lớn, một phương án được đưa ra là xây hồ điều tiết. Ông Đặng Tuấn Tú cho biết, qua khảo sát cùng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam đã xác định được khu vực sân bóng đá mini Chảo Lửa, nơi gần với kho hàng SCSC diện tích 1,3ha có thể làm hồ điều tiết. Khó khăn nhất là do khu vực này thuộc quản lý của quân đội đang cho thuê làm kho hàng.
Trước thông tin này, Thượng tướng Võ Văn Tuấn cho biết, nếu cần thiết Bộ Quốc phòng sẽ chỉ đạo thu hồi khu đất để phục vụ xây dựng hồ điều tiết. Bởi, hồ điều tiết này có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động bay, huấn luyện bay tại CHK quốc tế Tân Sơn Nhất. Về lâu dài, có thể sử dụng hồ điều tiết này để phục vụ điều tiết chung cho cả khu vực và sử dụng vào mục đích phòng cháy, chữa cháy.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Tổng công ty CHK Việt Nam thuê tư vấn nghiên cứu tổng thể hệ thống thoát nước khu vực CHK quốc tế Tân Sơn Nhất. “Trên cơ sở đó sẽ đánh giá tổng thể hệ thống thoát nước nội bộ trong sân bay, kết nối với bên ngoài ra sao để có đề xuất lâu dài. Việc trước mắt là kiểm tra lại hệ thống thoát nước bề mặt tại khu vực sân đỗ tàu bay, sử dụng các tấm lưới bằng thép thay cho các lỗ bê tông để thoát nước mặt tốt hơn”, Thứ trưởng Nhật nói.
Không đổ lỗi ngập là do mưa to
Kết luận tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cho rằng, tình trạng ngập ở sân bay cho thấy sự phối hợp giữa các đơn vị, bộ, ngành liên quan chưa chặt chẽ, hiệu quả. Các đơn vị chưa thực hiện hết chức năng nhiệm vụ của mình. “Chúng ta không thể đổ lỗi ngập là do mưa to, ùn tắc là do khách đi đông. Vấn đề là sự phối hợp giải quyết giữa các đơn vị chưa tốt, chưa có các giải pháp triệt để”, ông Thăng nói.
Bí thư Đinh La Thăng cũng đồng ý với các đề xuất thực hiện các giải pháp để chống ngập cho CHK quốc tế Tân Sơn Nhất và giao Trung tâm Chống ngập tăng cường thêm nhân sự để nạo vét, vớt rác khi có mưa lớn trên kênh A41, đảm bảo không bị tắc nghẽn. “Tới đây, cần đẩy nhanh tiến độ thi công kênh Nhật Bản, trong quá trình thi công không được gây tắc dòng chảy ở khu vực khác, đồng thời tăng thêm máy bơm để xử lý khi có mưa lớn, tránh gây ngập cho sân bay”, Bí thư Thăng nói và chỉ đạo UBND quận Tân Bình chịu trách nhiệm tuyên truyền người dân không được vứt rác xuống kênh, đồng thời bố trí thùng rác để người dân bỏ rác. Đến tháng 6/2017 phải hoàn tất công tác GPMB để thi công kênh A41.
Bí thư Thăng cũng đồng ý với phương án xây dựng hồ điều tiết để thu gom bớt lượng nước khi có mưa lớn. Việc xây hồ phải mang tính sử dụng lâu dài, không chỉ phục vụ tiêu thoát nước cho sân bay mà còn quanh khu vực Tân Bình. “Tổng công ty CHK Việt Nam cần phối hợp với Sở GTVT, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM có thông tin chính thức, công khai để người dân được biết, tránh gây hoang mang trong dư luận”, Bí thư Thăng nói.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận