Những cây gỗ to 2 người ôm không hết đã chặt hạ tại khu vực rừng phòng hộ Sông Kôn. |
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến vụ phá rừng này, ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam phối hợp với UBND huyện Đông Giang báo cáo vụ việc, đồng thời tiến hành kiểm tra hiện trường vụ phá rừng và làm việc với các cơ quan chức năng để chỉ đạo xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
”Công an huyện theo dõi vụ việc này rất là lâu. Từ ngày 8/1/2018, công an huyện Đông Giang đã lập chuyên án điều tra vụ vận chuyển lâm sản trái phép. Đến ngày 8/3/ 2018, Công an huyện Đông Giang đã mai phục bắt được 5 đối tượng. Khu vực là tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Kôn. Quảng Nam có 13 rừng phòng hộ, với hơn 410.000 héc ta rừng tự nhiên. Diện tích rất là lớn, Ban Quản lý thì biên chế, quy mô được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép nên chỉ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thôi“, ông Toàn nói thêm.
Tại hiện trường, hàng chục gốc cây cổ thụ bị lâm tặc chặt hạ chỉ còn trơ gốc, bên cạnh đó là mùn cưa mới cho thấy sự việc xảy ra trong thời gian gần đây. |
Thời gian qua, lâm tặc thường chọn những cây gỗ to để chặt hạ nên diện tích phá rừng năm rải rác, khối lượng ước tính gần 100 m3. Tại hiện trường, hàng chục gốc cây cổ thụ bị lâm tặc chặt hạ chỉ còn trơ gốc, bên cạnh đó là mùn cưa mới cho thấy sự việc xảy ra trong thời gian gần đây.
Theo báo cáo của Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam, ngày 8/3, lực lượng Công an bắt quả tang một nhóm người đang cưa xẻ gỗ trái phép tại 2 tiểu khu 40 và 141 thuộc địa bàn xã Tà Lu và Za Hung, huyện Đông Giang.
Tại Tiểu khu 40, các đối tượng đã khai thác gỗ trái phép tại khoảnh 8, 10 và 11 do xã Tà Lu quản lý; khoảnh 9 thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Kôn quản lý.
Tại Tiểu khu 141, các đối tượng phá rừng tại khu vực khoảnh 1 và 3 thuộc địa phận xã Za Hung do Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Kôn quản lý. Bước đầu xác định, các đối tượng đã chặt hạ hàng chục cây gỗ chò, sơn đào, trám… rồi xẻ thành phách để vận chuyển đi tiêu thụ.
Ông Đinh Văn Hươm - Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho biết, hiện huyện đang thống kê và chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm điều tra, khi nào xong sẽ báo cáo rõ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận