Sáng nay (22/8), chất lượng nước biển 4 tỉnh miền Trung được công bố trong hội nghị do Bộ TN&M chủ trì. (Ảnh minh họa) |
Sáng nay (22/8), Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chủ trì hội nghị công bố hiện trạng môi trường biển của 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.
Theo đó, hội nghị có sự phối hợp của Bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, ĐH Quốc gia Hà Nội và UBND tỉnh Quảng Trị.
Công bố chất lượng nước biển miền Trung: Nhiều nơi cần theo dõi thêm |
Hội nghị sẽ báo cáo hiện trạng môi trường biển, chất lượng nước biển tham khảo ý kiến chuyện gia trong nước, quốc tế sau sự cố xả thải của Formosa (Hà Tĩnh) khiến cá chết hàng loạt.
9h30: Đại diện Bộ Y tế kết luận, hàm lượng một số chất ô nhiễm trong hải sản đã giảm dần theo thời gian. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ NN&PTNT thực hiện giám sát hải sản tại các vùng biển an toàn mà Bộ TNMT đã công bố.
9h00: Giáo sư Mai Trọng Nhuận cho biết, các thông số đặc trưng môi trường biển, trầm tích biển ở phần lớn các khu vực đã nằm trong giới hạn quy định của QCVN 10- MT: 2015/BTNMT, đạt quy chuẩn đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sản.
Tuy nhiên, ở một số khu vực cách bờ 15 km, một số khu vực có dòng xoáy cục bộ (Sơn Dương, phía Đông của Nhật Lệ, hòn Sơn Chà), khả năng phân tán các chất trong nước kém hơn, đồng thời khả năng tích lũy độc tố trong trầm tích cao hơn cần tiếp tục được theo dõi, giám sát chặt chẽ. Với sự kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải từ đất liền và do cơ chế làm sạch tự nhiên của môi trường, hàm lượng các chất ô nhiễm từ sự cố môi trường đang có xu hướng giảm theo thời gian.
Hệ sinh thái, san hô, cỏ biển, nguồn lợi thủy sản ở khu vực sau những tác động của sự cố môi trường đã có dấu hiệu hồi phục.
8h30 sáng, phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà cho biết, sự cố cá chết ở các tỉnh miền Trung vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Công ty Formosa đã thừa nhận trách nhiệm và xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Xác định vụ việc này là nghiêm trọng, Bộ đã phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ, các nhà khoa học trong và ngoài nước tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng nước biển ở các tỉnh miền Trung.
Sau khi xảy ra sự cố, 7 bộ ngành cùng các viện nghiên cứu, 100 nhà khoa học trong và ngoài nước đã vào cuộc điều tra, xác minh. Sau gần 2 tháng, Formosa đã thừa nhận là thủ phạm gây ra sự cố môi trường trên và đưa ra 5 cam kết nhằm khắc phục:
- Công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì để xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng.
-Thực hiện việc bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường thiệt hại môi trường… với tổng số tiền 500 triệu USD, tương đương 11.500 tỷ.
- Khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế, không để tái diễn sự cố môi trường như thời gian qua
- Phối hợp với các Bộ, ngành, các tỉnh miền Trung khắc phục sự cố ô nhiễm, không để xảy ra sự cố môi trường tương tự, tạo niềm tin cho nhân dân Việt Nam và quốc tế.
- Thực hiện đầy đủ các cam kết trên, không để tái diễn vi phạm, nếu vi phạm sẽ chịu các chế tài xử phạt của Việt Nam.
Hiện tượng cá chết xuất hiện vào ngày 6/4 gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan ra các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Khoảng 70 tấn cá tự nhiên của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế chết dạt bờ, chủ yếu là loài sống ở tầng đáy. Riêng Thừa Thiên - Huế có 35 tấn cá nuôi bị chết. Ngư dân 4 tỉnh lao đao vì cá biển không tiêu thụ được, hoặc bán với giá rẻ, không đủ bù chi phí đánh bắt. |
Xem thêm video:
(Nguồn: VTC)
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận