Đi lễ chùa đầu năm là một hoạt động không thể thiếu của mỗi người dân dịp Tết đến, xuân về. Phong tục này đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt Nam |
Ngay sau thời khắc giao thừa, người Hà Nội thường đổ về những ngôi chùa gần nơi mình sinh sống, với mong muốn cầu may, cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe và bình an trong năm mới. Cùng đó, người dân thường diện lên mình những bộ đồ sắc đỏ để rước may mắn suốt năm.
Màu đỏ là biểu tượng của sự may mắn, sung túc, hỉ hoan, vậy nên người ta tin rằng mặc màu đỏ những ngày Tết sẽ mang lại nhiều may mắn, phúc lộc cho gia đình cả năm. Ngoài ra, đồ trang trí trong nhà cũng được trang hoàng rực rỡ với sắc đỏ thắm may mắn này.
Xem thêm video Du học sinh Việt toàn thế giới chúc Tết Đinh Dậu 2017 tại đây:
Tại các đình, chùa lớn của Thủ đô như Chùa Quán Sứ, phủ Tây Hồ, từng dòng người đổ về ngày càng đông để cầu an, vãn cảnh. Đi chùa đầu năm là một phong tục truyền thống của người Hà Nội.
Theo người dân Hà Nội, đi lễ chùa đầu năm đã thành truyền thống, năm nào người dân cũng lên đây để thắp hương, chiêm bái đức phật ở trên này. Không phải chỉ riêng một gia đình mà hầu hết tất cả mọi người thường dành ngày mùng 1 Tết để đi lễ đền chùa.
Còn phủ Tây Hồ là địa điểm được nhiều bạn trẻ tìm đến với mong muốn gạt đi những buồn phiền lo âu, cùng vãn cảnh và cầu mong những may mắn hạnh phúc trong năm mới.
Theo một số bạn trẻ cho rằng, Tết năm nay cũng giống như mọi năm, đường phố nói chung là thích, vắng. Nhưng mà đi đến chùa, chiền thì lại thấy rất là đông. Có lẽ trong tiềm thức từ xa xưa, người dân thường đi chùa với mục đích cầu an, cầu sức khỏe vào đầu năm mới.
Các túi muối được đóng khéo léo trong các túi vải màu đỏ có gắn ông thần tài bày bán tại cổng đình, chùa vào dịp đầu năm |
Ngoài ra, theo quan niệm của người xưa "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi", người dân thường coi muối là biểu tượng của tình cảm thắm thiết, mặn nồng, gắn kết, no đủ. Tục mua muối đầu năm với ý nghĩa cầu mong sự đậm đà trong tình cảm gia đình, sự hòa thuận, gắn bó giữa vợ chồng, con cái.
Hơn thế nữa còn là sự mặn mà, tình thân thiết quanh năm trong các quan hệ họ hàng, làng xóm và quan hệ làm ăn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận