Ông Lê Hồng Điệp phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Tấn Việt |
Theo ông Trần Hưng Hà, Cục phó Cục QLĐB III (Tổng cục Đường bộ VN), trên địa bàn Cục quản lý hiện có 17 dự án BOT với 18 trạm thu phí (TTP). Trong đó, 16 TTP đã tổ chức kinh doanh thu phí hoàn vốn, còn 1 dự án nâng cấp tuyến QL26 qua tỉnh Khánh Hòa và đoạn tuyến qua tỉnh Đắk Lắk với 2 TTP đang trong giai đoạn đầu tư.
Các dự án phần lớn mới được đưa vào khai thác, thu phí hoàn vốn nên việc triển khai các quy định về quản lý, bảo trì cho các dự án BOT rất cần thiết. Lần đầu tiên, hội nghị các nhà đầu tư BOT được tổ chức cấp khu vực, nhằm nâng cao nhận thức về chức năng, nhiệm vụ, thống nhất một số nội dung trong công tác bảo trì đường bộ giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các nhà đầu tư BOT.
Số liệu cân tải trọng xe tại các Trạm thu phí sẽ được sử dụng để xử phạt xe quá tải. Ảnh: Xuân Huy |
Tại Hội nghị, ông Lê Hồng Điệp, Vụ trưởng Vụ Quản lý bảo trì (Tổng cục Đường bộ VN) hướng dẫn các quy định pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đầu tư BOT, bảo trì, bảo dưỡng, tuần tra kiểm soát của các đơn vị chức năng, NĐT BOT. Đồng thời giải đáp các thắc mắc về quy chế phối hợp, nhiệm vụ, quyền hạn trong bảo trì đường bộ của NĐT, nhà thầu và đơn vị quản lý Nhà nước.
Ông Bùi Tô Hoài, Phó Cục trưởng Cục QLĐB III cho biết, theo quy định Bộ GTVT, các dự án BOT có thời hạn bảo hành 4 năm, nên tất cả các hư hỏng phát sinh trong thời gian này, nhà đầu tư, nhà thầu phải tự bỏ tiền túi ra sửa chữa. Công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Nếu nhà đầu tư không minh bạch cũng sẽ bị xuất toán khi Kiểm soán vào kiểm tra, rà soát.
Ông Đỗ Huy Thành phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Tấn Việt |
Đại diện nhà đầu tư BOT QL1 Bắc Bình Định kiến nghị: trường hợp nhà thầu không thực hiện, cơ chế xử lý thế nào. Ông Hoài phân tích: Nhà đầu tư có nhiệm vụ đôn đốc nhà thầu bảo trì theo quy định. Khi giải ngân cho nhà thầu, nhà đầu tư giữ lại 5% giá trị hợp đồng để tổ chức bảo trì, bảo dưỡng. Nếu các nhà thầu không tự làm, chủ đầu tư thuê đơn vị khác thực hiện và tiến hành các thủ tục thanh quyết toán theo quy định.
Ông Đỗ Huy Thành – Phó Cục trưởng Cục QLĐB III cho biết, Tổng cục ĐBVN đang soạn thảo quy chế phối hợp xử phạt xe quá tải qua hệ thống KTTTX được tích hợp tại các TTP BOT.
Theo đó, khi quy chế đi vào thực tiễn, TTGT các Cục QLĐB sẽ chịu trách nhiệm xử phạt vi phạm hành chính đối với xe quá tải từ thông số cân tải trọng xe của các TTP.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận