VĐV Hoàng Thị Thanh khổ sở vì lấy mẫu nước tiểu thử doping |
Do cơ thể lúc đó đang ở trạng thái không bình thường nên mất cả tiếng đồng hồ Thanh vẫn không “cho ra” được chút nước tiểu nào. Thời điểm trao giải, Thanh cũng chỉ được cho phép ra ngoài nhận huy chương dưới sự giám sát chặt chẽ của Ban Tổ chức rồi phải quay trở lại phòng Y học ngay. Phải mất 4 giờ, chân chạy này mới vượt qua được 100ml nước tiểu phục vụ việc kiểm tra doping.
Ngay cả với những gương mặt hàng đầu, đầy kinh nghiệm như võ sĩ wushu Dương Thúy Vi, chuyện lấy mẫu thử cũng vẫn giống như một cực hình. Đơn cử sau khi giành tấm HCV mở hàng cho thể thao Việt Nam, Vi cũng chỉ lấy đủ nửa số lượng trong buổi sáng và cần thêm 2 tiếng nghỉ ngơi, uống tới 3 chai nước lọc căng bụng mới có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Với các tuyển thủ trẻ, chuyện lấy mẫu nước tiểu còn căng thẳng, khó khăn hơn cả các cuộc tranh tài đỉnh cao. Những nhà vô địch lần đầu dự SEA Games như Lê Tú Chinh (điền kinh), Nguyễn Hữu Kim Sơn (bơi) kết thúc thi đấu, nhận huy chương lúc 19h mà phải đến 0h sáng mới được trở về nhà. Như thế xem ra vẫn còn may, nếu so với trường hợp của Nguyễn Văn Lai khi bị Ban Tổ chức môn điền kinh nước chủ nhà dùng chuyện thử doping như một cách để vắt kiệt sức, đánh vào tinh thần chiến đấu. Số là sau khi đoạt tấm HCB nội dung 10.000m vào 19h tối 25/8, Lai đã được “ưu tiên” đưa đi kiểm tra doping trong khi đối thủ giành HCV thì không. Mãi đến gần 1h sáng, anh mới hoàn tất việc lấy 100 ml nước tiểu để trở về chỗ ở. Có nghĩa là, chân chạy 32 tuổi chỉ được nghỉ đúng 12 tiếng rồi lại ra sân tranh tài nội dung 5.000m. Nhờ một ý chí thép và sức bền phi thường, nhà đương kim vô địch này mới bảo vệ thành công tấm HCV.
Xem ra, với các VĐV, thử thách không chỉ gói gọn ở việc tập luyện, thi đấu, mà còn cả ở chuyện lấy mẫu thử doping khi có thành tích. Chỉ 100ml mà là cả một câu chuyện phức tạp và đầy ám ảnh. Nó cũng phản ánh sự bất cập trong công tác tổ chức của nước chủ nhà nhằm giảm sức cạnh tranh từ các đối thủ. Tuy nhiên, đứng trong một cộng đồng thể thao Đông Nam Á lâu nay vẫn bị ví như ao làng, những chuyện như vậy chẳng có gì khó lý giải.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận