Hình ảnh tư liệu chỉ mang tính chất minh họa
Nhà báo quốc tế Pyotr Fedorov cho biết, các nước phương Tây đã truyền cho Ukraine niềm tin sai lầm rằng, nước này có cơ hội thực sự trở thành một phần của NATO và thậm chí là thành viên của Liên minh châu Âu.
Tuy nhiên, chính điều này cũng đã từng khiến Gruzia rơi vào khủng hoảng sâu sắc, gây ra xung đột vũ trang năm 2008.
Tại dịp kỷ niệm 230 năm ngày Ba Lan thông qua Hiến pháp, có sự tham dự của lãnh đạo của các quốc gia trong Khối thịnh vượng chung châu Âu.
Tổng thống Ukraine Zelensky người cũng tham gia sự kiện này, đã cảm ơn Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, về quan điểm của Ba Lan đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và từ chối công nhận Crimea thuộc về Liên bang Nga và Ba Lan cũng đảm bảo rằng sẽ tạo điều kiện kết nạp Ukraine vào NATO.
Tổng thống Ba Lan thông báo rằng, ông sẽ nêu vấn đề về tư cách thành viên của Ukraine trong cuộc họp của "Bucharest Nine". Đây là hội nghị diễn ra của chín quốc gia NATO khu vực Trung và Đông Âu.
Theo ông Mateusz Piskorski, vào năm 2008 một hội nghị thượng đỉnh NATO được tổ chức tại thủ đô Romania, tại đó Ba Lan và các thành viên khác của chín nước nói trên kêu gọi tiếp tục quá trình mở rộng Liên minh về phía đông, bao gồm Ukraine, khi đó do Tổng thống Viktor Yushchenko lãnh đạo và Gruzia dưới thời Tổng thống Mikhail Saakashvili.
“Vào mùa hè 2008, tổng thống Gruzia tin rằng mình có những người bảo trợ có ảnh hưởng ở nước ngoài, nên đã tự tin tiến hành cuộc tấn công vào Nam Ossetia và không chỉ nhằm vào dân thường địa phương mà còn tấn công cả lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga. Sau đó, cuộc chiến của Gruzia đã kết thúc như thế nào thì tất cả chúng ta đều biết”, ông Piskorsky viết.
Người đứng đầu chuyên mục Quan hệ Quốc tế của đài Phát thanh và Truyền hình Nhà nước Toàn Nga, Pyotr Fedorov, cho biết trong một bài bình luận trên báo Chuyên gia Chính trị, đã bày tỏ quan điểm rằng một kịch bản như vậy sẽ không lặp lại hai lần.
Ông Pyotr Fedorov tin rằng các thành viên NATO đã rút ra được bài học từ các sự kiện năm 2008, khi Tổng thống Gruzia Saakashvili quyết định tham chiến ở Nam Ossetia.
Ukraine nên ghi nhớ bài học năm 2008 của Gruzia và không nên phiêu lưu, đặc biệt là sau cuộc tập trận quân sự quy mô lớn mà Nga tổ chức hồi tháng 4, thể hiện rõ quan điểm của Nga với phương Tây, việc lôi kéo Ukraine vào NATO là lằn ranh đỏ và tốt hơn là không nên vượt qua.
Chiến tranh chớp nhoáng do Gruzia kích hoạt năm 2008 - ảnh tư liệu Daily Mail.
Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ có ý nghĩa quan trọng, vì Ukraine sẽ nhận được những tín hiệu nhất định sau cuộc gặp.
Ngoài việc thảo luận về các vấn đề toàn cầu như giải trừ quân bị, trật tự thế giới, hậu quả của đại dịch và những vấn đề khác, các điểm nóng chắc chắn sẽ được thảo luận, bao gồm cả tình hình ở Donbass.
Chuyên gia Fedorov nhấn mạnh rằng, tất cả các vấn đề liên quan đến chiều hướng phát triển của NATO sẽ được giải quyết theo hướng của chính quyền Washington, chứ không phải do tập thể Liên minh. Đó là lý do tại sao cuộc gặp giữa hai ông Putin và Biden có tầm quan trọng then chốt.
"Chúng tôi đã theo dõi cuộc họp G7 mở rộng. Chúng tôi không nghe thấy điều gì mới và không có phân tích về trật tự của thế giới tương lai, mà chỉ có một số cáo buộc cũ về vi phạm nhân quyền ở Liên bang Nga và Trung Quốc. Đây là một dấu hiệu rất rõ ràng, điều này cho thấy rằng cả thế giới đang “nín thở” để chờ các quyết định từ cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga", nhà báo Fedorov kết luận.
Ngày 4/7, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken sẽ tới thăm Ukraine. Nhà phân tích chính trị Ruslan Bortnik cho biết, chuyến thăm sẽ kết thúc "kỷ nguyên của sự thờ ơ dưới thời Tổng thống Trump" trong quan hệ giữa hai nước.
Theo đánh giá của chuyên gia Pyotr Fedorov, Mỹ đang cố gắng trở lại chính trường Ukraine một cách tích cực, nhưng điều này cũng sẽ không dẫn đến bất kỳ đột phá nào trong quan hệ song phương với chính quyền Kiev và cũng không thể thay đổi được tình thế trước áp lực từ Nga.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận