Mặc dù hôm nay mới là ngày 22 tháng Chạp nhưng nhiều người dân đã thả cá chép sớm với nỗi lo thả vào đúng ngày cúng các Táo quân sẽ bị... tắc đường. |
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm theo phong tục của người Việt là ngày cúng ông Công, công Táo hay còn gọi là Tết Táo quân. Theo tín ngưỡng dân gian, ngày cúng ông Công, ông Táo chính là ngày vua bếp lên chầu trời báo cáo việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm đó.
Mặc dù hôm nay mới là 22 tháng chạp nhưng nhiều gia đình ở Hà Nội đã mang cá chép ra một số khu vực hồ để thả với mong muốn ông Công, ông Táo được về chầu trời sớm báo cáo với Ngọc Hoàng những việc đã diễn ra trong năm vừa qua.
Dưới đây là một số hình ảnh PV Báo Giao thông ghi nhận được vào chiều tối nay 7/2:
Ông Lê Hồng Chương (70 tuổi - phố Thi Sách) cho biết, vì sợ ngày mai đúng lễ cúng nên nhiều người thả cá chép sẽ khiến các Táo Quân tắc đường không kịp về chầu trời báo cáo Ngọc Hoàng. |
Nên hôm nay gia đình ông đã tranh thủ cúng sớm để mang cá chép đi thả. |
Nhiều bạn trẻ cũng thay bố mẹ mang cá chép ra hồ Thuyền Quang để thả sớm. |
Thay vì dùng túi nilon, những bạn trẻ này sử dụng hộp nhựa để đựng cá nhằm dễ trút cá xuống nước. |
Nhiều người có ý thức chỉ đổ cá chép xuống nước và cầm túi nilon về. |
Bé gái có biệt danh Anna (10 tuổi - phố Khâm Thiên) chia sẻ, vì sợ các ông Công, ông Táo không kịp về chầu trời vào ngày mai nên phải nhanh chóng đi thả cá chép để các ông lên kịp trong tối nay. |
Bác Toàn (phố Quang Trung) cũng có chung quan điểm như vậy. |
|
Thực tế cho thấy, ở Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác, sau ngày Tết ông Công, ông Táo, các hồ ở Hà Nội ngập trong rác bởi sự thiếu ý thức của nhiều người dân. |
Sau khi thả cá, nhiều người vứt lại các túi nilon, thậm chí, cả chân hương, tro bụi từ đốt vàng mã… |
Thả cá, vốn có ý nghĩa đẹp, nhưng thả không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực. |
Xem thêm video:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận