Thời sự Quốc tế

Soái hạm Moskva vừa bị chìm, từng là niềm tự hào như thế nào của Nga?

15/04/2022, 08:03

Tuần dương hạm Moskva (Nga) hoạt động trong chiến sự Ukraine, từng là biểu tượng một thời của Nga, ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng.

Mất Moskva, hoả lực của Nga giảm đôi phần

Ngày 14/4, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường Moskva của Nga đã bị chìm ở Biển Đen.

Trước đó, Bộ này cũng xác nhận con tàu đã bị hư hại nặng sau khi xảy ra hoả hoạn vì kho đạn phát nổ trong lúc phục vụ chiến dịch quân sự ở Ukraine nên được kéo về cảng.

Song tàu đã mất thăng bằng do hư hại ở thân tàu và biển động nên con tàu đã chìm.

Tuy Nga chưa xác nhận nhân nguyên nhân khiến tàu bị nổ kho đạn nhưng phía Ukraine tuyên bố soái hạm này đã trúng hai quả tên lửa chống hạm Neptune do chính Ukraine chế tạo.

img

Tuần dương hạm Moskva vốn là niềm tự hào của Nga một thời

Khu trục hạm được đặt tên danh dự theo tên thủ đô Nga, tàu bắt đầu vận hành trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, phục vụ trong nhiều cuộc xung đột tại Gruzia, Syria và Ukraine, thực hiện nghiên cứu khoa học trong thời bình cùng với Mỹ.

Trong điều kiện bình thường Moskva có thể chở tới 500 thuỷ thủ, mang theo 16 tên lửa hành trình tầm xa, do đó, sự mất mát này được đánh giá có thể làm giảm hoả lực của Nga trên Biển Đen.

Moskva được hạ thuỷ từ tháng 7/1979 tại xưởng đóng tàu Mykolayiv từng thuộc Ukraine, với tên ban đầu là Slava. Tàu dài 186m, có thể chở 476 thuỷ thủ và 62 sĩ quan, bắt đầu được biên chế từ năm 1982.

Tuần dương hạm này phục vụ như tàu hàng đầu của hạm đội Liên bang Xô viết trên Biển Đen, mang theo tên lửa đất đối không và đất đối đất, súng, ngư lôi và bom cối, thậm chí còn có cả sàn đỗ trực thăng.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tàu còn chở cả vũ khí hạt nhân. Năm 1989, dưới thời lãnh đạo Liên Xô - Mikhail Gorbachev, các nhà khoa học Liên bang Xô viết và Mỹ đã tham gia vào cuộc thử nghiệm chung trên tàu ở Biển Đen để đo mức độ phát sinh tia gamma, neutrons từ đầu đạn hạt nhân trên tên lửa hành trình.

Cuối năm 1989, Slava từng được chọn là nơi tổ chức cuộc gặp giữa lãnh đạo Nga Gorbachev và Tổng thống Mỹ lúc đó là George H.W. Bush nhưng do gió mạnh nên đã chuyển địa điểm.

Từ Slava thành Moskva

Tuần dương hạm Slava trải qua nhiều lần sửa chữa trong thời kỳ từ 1990-1999. Trong thời gian đó, Liên minh Xô viết sụp đổ, một nước Ukraine độc lập nổi lên và nền kinh tế Nga suy thoái.

Sau khi hoàn thành đại tu, con tàu được đặt lại tên là Moskva, trở thành nơi tổ chức cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi lúc bấy giờ trong chuyến thăm tới Sardinia.

Cuộc gặp gỡ giữa hai ông lúc đó thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận bởi dường như, hai vị nguyên thủ này đang muốn hợp sức để đối phó với ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu.

img

Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng Thủ tướng Italia năm 2003 thăm tàu Moskva. Ảnh -

Lúc đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin mô tả sự hiện diện của Moskva là dấu hiệu cho thấy niềm tin giữa Nga và các nước trong khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tăng cao.

Sau một thời gian tham gia nhiều cuộc xung đột, giai đoạn từ 2018 đến tháng 7/2020, tàu Moskva lại được đưa về để nâng cấp, hiện đại hoá.

Khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine hôm 24/2, tuần dương hạm này đã được điều tới tham gia hoạt động, bao vây và kiểm soát đảo Zmiinyi (hay còn gọi là đảo Rắn) nằm cách bờ biển của Ukraine khoảng 35km và tiếp tục hoạt động cho tới khi gặp nạn vừa qua.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.