Theo trang Shaanxi TV News, các nhà khảo cổ học thuộc Viện khảo cổ Trung Quốc mới đây đã phát hiện ra một ngôi mộ thời Tây Hán cách đây 2.000 năm được bảo quản tốt ở làng Đại Bảo Tử, Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Ngôi mộ này rộng 1m, cao 80cm, bên trong chứa hơn 100 hiện vật, bao gồm nhiều đồ gốm quý, đặc biệt còn có ngũ cốc sót lại.
Theo Điền Đạc, một chuyên gia khảo cổ học thực vật tại Trường Di sản Văn hóa thuộc Đại học Tây Bắc, phần lớn các hạt bên trong một số đồ gốm giống với hạt kê. Được biết, kê là cây lương thực chính ở miền bắc Trung Quốc vào thời cổ đại, được người dân trồng trọt cho tới thời nhà Tống. Ngay cả trong triều đại Liêu và Tấn, người dân miền trung Trung Quốc vẫn sử dụng kê làm lương thực chính.
Đối với thực phẩm được tìm thấy trong các ngôi mộ, các nhà khảo cổ học đã tiến hành thử nghiệm để phân tích chi tiết, ngoài hạt kê còn có các sợi gai dầu dùng để dệt vải. Các nhà khảo cổ học tiến hành di dời các hiện vật bên trong ngôi mộ cổ, thành lập đội bảo vệ di tích văn hóa, đồng thời nghiên cứu sâu hơn về những cổ vật đã được khai quật.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận