Sốt xuất huyết ở trẻ em: Triệu chứng và cách chữa trị

29/07/2017, 09:23

Với những biểu hiện sốt xuất huyết lâm sàng, nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

sot_xuat_huyet

Những triệu chứng biến chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Sốt xuất huyết là bệnh do siêu vi trùng Dengue gây ra. Đây là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây lan chủ yếu do loại muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành. Loai muỗi này thường xuất hiện ở những nhà ẩm thấp và những góc tối. Bệnh lây lan và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết ồ ạt, trụy tim mạch... gây tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Đối với trẻ nhỏ: Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 39 độ, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ

Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da, chảy máu cam, nôn mửa, đi ngoài ra máu. Có trẻ đau bụng, đau dữ dội.

Với trẻ lớn hơn thì cũng có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết.

Các giai đoạn sốt xuất huyết:

Giai đoạn sốt ban đầu: Trẻ sốt cao đột ngột liên tục từ 38-39 độ và có đồng thời những triệu chứng sốt xuất huyết như trên, số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần.

Giai đoạn nguy hiểm: Thường ở ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 kể từ thời điểm phát bệnh. Trẻ có thể tràn dịch màng phổi màng bụng, phù nề mi mắt, gan to. Có thể có các biểu hiện như thoát huyết tương. Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện: vật vã, bứt rứt, da lạnh ẩm, tiểu ít, ngủ li bì mê man, lạnh đầu chi, xuất hiện các mảng bầm tím, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp. Hoặc có trẻ bị đi tiểu ra máu...

Giai đoạn phục hồi: Sau giai đoạn nguy hiểm trẻ sẽ hết sốt, thèm ăn, tình trạng tốt lên, huyết áp ổn định. 

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết:

Khi nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết nên kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện để bác sỹ thăm khám, không tự ý chữa trị tại nhà.

Bé cần được nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Thức ăn nên ở dạng lỏng để bé dễ nuốt và không bị nôn ói.

Bệnh thường diễn tiến trong 7 ngày, phần lớn tự khỏi, tỉ lệ biến chứng nặng chỉ từ 3%-5%. 

Cần theo dõi sát sao để kịp xử lý khi trẻ có biểu hiện bị sốc. 

Đối với những nốt đỏ dưới da không nên chữa trị theo cách dân gian như chà lá trầu lên da hoặc cạo gió, có thể làm tổn thương da của trẻ.

Khi trẻ mắc bệnh nên cho uống hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, không nên để trẻ sốt quá cao dễ dẫn đến co giật.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.