Bạn cần biết

Sự thật việc nằm viện khiến bạn... yếu hơn

21/12/2015, 09:23

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nằm viện khiến bạn yếu đi và bệnh có thể bị tái phát sau khi xuất viện.

1
Nhiều người băn khoăn rằng có phải nằm viện khiến sức khỏe yếu hơn (Ảnh minh họa)

Khi bệnh viện cho phép một bệnh nhân được xuất viện, cả hai bên đều chung niềm hi vọng rằng sẽ không phải gặp lại nhau nữa.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng đến 20% số bệnh nhân được ra viện ở các bệnh viện của Mỹ đều phải quay trở lại đó chỉ trong vòng một tháng. Ở Anh, con số này thấp hơn – khoảng 7% nhưng cũng khiến NHS (dịch vụ y tế quốc gia) tiêu tốn đến 2,4 tỷ euro trong giai đoạn 2012-2013.

Trên thực tế, tỷ lệ tái nhập viện là một thước đo chất lượng chăm sóc của một bệnh viện. Tuy nhiên, khi Tiến sĩ Harlan Krumholz thuộc Trung tâm Đánh giá và Nghiên cứu của trường Y dược Yale lại băn khoăn rằng có phải nằm viện khiến sức khỏe yếu hơn?

Đem thắc mắc của mình đến các bác sĩ, tiến sĩ đã nhận được câu trả lời bất ngờ. Họ nói, "sao ông có thể đổ lỗi cho tôi khi mà những bệnh nhân quay lại do bị viêm phổi sau một thời gian năm viện vì bệnh tim? Chúng tôi chữa trị bệnh tim cho họ, vì thế nếu họ bị viêm phổi thì chắc chắn đó không phải lỗi của chúng tôi!", hoặc họ trả lời "Tại sao ông lại đổ lỗi tại chúng tôi khi mà chính họ mới là người bị bệnh – chúng tôi không hề có lỗi" - Tiến sĩ Harlan Krumholz chia sẻ.

Thống kê cho thấy chỉ khoảng hơn 30% bệnh nhân tái nhập viện vì lí do liên quan đến bệnh ban đầu. Các lý do còn lại chủ yếu liên quan đến hệ thống miễn dịch, chức năng nhận thức, hệ thống trao đổi chất và hệ hô hấp.

Vấn đề đặt ra là liệu có phải sau khi được điều trị tại bệnh viện, chức năng miễn dịch trong người bệnh nhân đã giảm sút hay không.

Trong các tạp chí y học hàng đầu, Tiến sĩ đã phát triển một khái niệm mới có tên “Triệu chứng hậu bệnh viện” (PHS)”.

“Theo nhận định ban đầu của tôi, nó là tác dụng đã bị tích tụ lâu ngày đến từ rất nhiều áp lực theo tất cả các hướng khác nhau”.

“Bệnh viện đã làm gì với họ? Bệnh viện cướp đi giấc ngủ của người bệnh, khiến họ bị thiếu chất, làm họ bị căng thẳng, làm phiền họ bằng quá nhiều lịch trình – hay nói cách khác là tước đi quyền kiểm soát bản thân của họ”.

Trong một bài báo mà Tiến sĩ  Krumholz là đồng tác giả với Tiến sĩ Allan Detsky của trường Đại học Toronto, ông đã đưa ra danh sách gồm có 12 cách giúp bệnh viện có thể làm giảm căng thẳng cho bệnh nhân. Tại sao không thể chăm sóc bệnh nhân với thái độ vui vẻ hơn giống như trong viện nhi? Vì sao bệnh nhân lại phải đi lấy máu quá thường xuyên như vậy? Và tại sao thức ăn bệnh viện lại không hề ngon miệng chút nào?

Theo Tiến sĩ Krumholz, thay vì nghĩ bệnh viện là nơi để chữa bệnh thì đồng nghiệp của ông lại coi nó là một chiến trường. Những nhân viên y tế đến để “chiến đấu” với bệnh tật và vết thương.

Ví dụ, nhiều bệnh nhân không được ăn đến bốn trong tổng sáu bữa, nếu họ phải nhịn để chờ cuộc phẫu thuật lúc tối, và sau đó nó lại bị hoãn đến tối hôm sau. Điều này không hề tốt cho sức khỏe của bệnh nhân một chút nào.

Mặc dù ghi nhận hệ thống bệnh viện đã phát triển để phục vụ bệnh nhân tốt hơn. Tuy nhiên, Tiến sĩ  Krumholz cho rằng cần phải nỗ lực hơn nữa để các bệnh viện không chỉ là nơi chữa bệnh mà nó còn giúp chúng ta có 1 cơ thể khỏe mạnh hơn để kháng cự những bệnh khác.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.