Trung Quốc "đi sau" nhưng "về trước"?
Với sự phát triển kinh tế chung trên phạm vi toàn cầu, chất lượng cuộc sống cũng ngày một được cải thiện. Lấy việc đi lại hàng ngày làm ví dụ, chúng ta cũng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn và một trong số đó là đường sắt cao tốc.
Điều rất ấn tượng là nhiều thành phố ở nước ta (Trung Quốc) đã hoàn thành quy hoạch đường sắt cao tốc, nhưng bạn có biết quốc gia nào đầu tiên xây dựng đường sắt cao tốc không?
Mặc dù công nghệ xây dựng đường sắt cao tốc là một thành tựu mà người Trung Quốc rất tự hào, nhưng những người đầu tiên xây dựng chúng lại là Nhật Bản.
Từ những năm 1930 họ đã xây dựng tuyến đường sắt "Asia Express" có tốc độ lên tới 130 km/h ở Đông Á, nhưng mục tiêu chính đằng sau nó là để phục vụ các nỗ lực chiến tranh.
Khái niệm HSR (đường sắt cao tốc) chỉ thực sự xuất hiện sau Thế chiến 2 khi nhiều nước trên thế giới bắt tay vào xây dựng đường sắt kiểu này.
Mặc dù đi sau nhưng cuối cùng Trung Quốc cũng đã làm chủ được công nghệ này và nhiều quốc gia đã chọn chúng ta làm đối tác trong các dự án HSR của họ.
Gần đây, khi quốc gia Đông Nam Á Indonesia lên kế hoạch xây dựng HSR, họ đã so sánh cả 3 phương án được đưa ra nhưng cuối cùng lại không chọn thứ Trung Quốc đưa ra.
Tại sao điều này lại xảy ra?
Vào năm 2008, Indonesia đã bắt đầu lên kế hoạch phát triển HSR Jakarta-Bandung. Vào thời điểm đó, sự công nghệ xây dựng của Indonesia vẫn chưa theo kịp và cần sự giúp đỡ từ các nước khác.
Là nước đầu tiên trên thế giới triển khai HSR, Nhật Bản cũng tham gia thầu. Tuy nhiên trước sự ngạc nhiên của người Nhật, Trung Quốc đã trúng thầu. Lý do chính khiến chúng ta có thể trúng thầu là vì sở hữu công nghệ, năng lực và kinh nghiệm phong phú.
Ngoài ra sự hỗ trợ không chỉ giới hạn ở kỹ thuật mà thậm chí còn là hỗ trợ kinh tế. Trong quá trình triển khai dự án, Trung Quốc cũng đã giúp Indonesia cải thiện cơ sở hạ tầng và thúc đẩy kinh tế của họ phát triển.
Chúng ta còn hứa với nước Đông Nam Á này là sẽ giúp họ trong việc đào tạo.
Tuy nhiên, dự án xây dựng HSR Jakarta-Bandung không hề suôn sẻ như chúng ta tưởng tượng, thậm chí có thể nói là đầy rẫy những vấn đề.
Một mặt, điều này là do địa hình ở Indonesia rất phức tạp và việc xây dựng các dự án HSR cũng rất khó thực hiện.
Mặt khác, để giúp Indonesia giải quyết vấn đề việc làm và cải tiến công nghệ, chúng ta cũng đã thuê một số lượng lớn công nhân bản địa, tuy nhiên trong quá trình xây dựng đã xảy ra nhiều cuộc đình công.
Bất chấp trở ngại, cuối cùng công việc xây dựng của dự án HSR Jakarta-Bandung cũng đã hoàn thành. Sau đó Indonesia và Trung Quốc cũng đã ký một thỏa thuận hợp tác lâu dài, trong đó nước này hứa rằng chúng ta cũng sẽ chịu trách nhiệm mở rộng dự án trong tương lai.
Nhưng...
Ở thời điểm hiện tại, vào lúc phải tiếp tục các thỏa thuận trước đây, người Indonesia muốn chấm dứt hợp tác vì vấn đề tài chính.
Ngoài ra sau khi người Nhật giúp người Indonesia xây dựng xong dự án Yayan, xuất hiện một số dư luận xấu ảnh hưởng đến uy tín của dự án do Trung Quốc xây dựng. Cuối cùng người Nhật đã đạt được lợi ích.
Dĩ nhiên dù người Indonesia không muốn làm việc với chúng ta nữa thì danh tiếng về xây dựng hạ tầng của Trung Quốc vẫn chưa thể bị "hạ bệ". Dù sao đây cũng là lời cảnh báo - để không bị xu thế của thời đại bỏ rơi, chúng ta vẫn cần nỗ lực hết mình theo hướng hội nhập...
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận