Ngành Than khoáng sản đang gặp nhiều khó khăn cần được cải tổ. Ảnh: Dân trí |
Theo kế hoạch sắp xếp của đề án này, các doanh nghiệp cổ phần hóa giai đoạn 2017-2020 gồm: Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: Nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ (cổ phần hóa vào năm 2019); Công ty TNHH MTV Hoa tiêu hàng hải: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nắm giữ 75% vốn điều lệ; Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên; Viện cơ khí năng lượng và mỏ: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nắm giữ 51% vốn điều lệ; Công ty TNHH MTV Nhôm Đắk Nông (hình thành từ việc chuyển đổi Công ty Nhôm Đắk Nông): Cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ tại Văn bản số 484a/VPCP-CN ngày 28/2/2017.
16 đơn vị của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam sẽ giữ nguyên tổ chức, cơ chế hoạt động và nằm trong cơ cấu Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; 8 đơn vị thực hiện sáp nhập, hợp nhất, giải thể, sắp xếp, tổ chức lại. 5 doanh nghiệp do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ; Viện Khoa học công nghệ mỏ; Trường cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam; Bệnh viện Than - Khoáng sản; Tạp chí Than - Khoáng sản. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên tại 3 Công ty CP: Than Vàng Danh, Than Hà Tu, Than Mông Dương.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận