Máy bay B-22816 đã được trục vớt sau vụ tai nạn |
LiveATC – Cơ quan ghi lại dữ liệu truy cập từ máy kiểm soát nguồn trên thế giới tiết lộ, trước khi rơi, một giọng nam trong buồng lái của chuyến bay mang số hiệu GE235 trao đổi với kiểm soát viên không lưu có đoạn: “GE235, cấp cứu, cấp cứu, động cơ gặp sự cố”. Chưa rõ, người gửi tín hiệu là ai.
Hãng thông tấn của Đài Loan CNA đưa tin, chiếc máy bay đã cắt bớt một phần cây cầu và rơi xuống sông, hoạt động cứu hộ đã nhanh chóng được bắt đầu nhưng số người chết đã liên tục tăng lên từ 9 người được xác định thiệt mạng ban đầu, tổ lái của máy bay cũng nằm trong số này.
Hộp đen dữ liệu của máy bay đã được tìm thấy và sẽ được xử lý để phục vụ công tác điều tra, giám đốc điều hành của Hội đồng An ninh Hàng không Đài Loan Ang Xingzhong cho biết. Dữ liệu máy bay ghi âm buồng lái và khoang hành khách, bao gồm cả các thông tin về hiệu suất, tốc độ và áp suất cabin.
Một hành khách may mắn thoát chết đang được trợ giúp |
Trước khi lao đầu xuống sông Keelung, chiếc máy bay còn sượt qua một taxi, nhưng may mắn là 2 người trên xe chỉ bị thương và đã ổn định sau khi được đưa đến bệnh viện.
Đài Loan cũng điều thêm 165 người thuộc lực lượng quân sự cùng nhiều xe, để hỗ trợ cứu hộ khi cần thiết.
TransAsia Airwasy với chiếc ATR 72 là bi kịch mới nhất liên quan đến các hãng máy bay châu Á. Ngày 28/12 vừa qua, chiếc may bay số hiệu QZ8501 của AirAsia đã bị rơi khi nó bay từ thành phố Surabaya (Indonesia) đến Singapore, khiến 162 người chết. Tháng 7/2014, chuyến bay số hiệu MH17 của Malaysia Airlines bị bắn hạ trên bầu trời Ukraine, khiến 298 người chết. Riêng TransAsia có thêm một vụ tai nạn máy bay vào năm 2014 làm chết 48 người, cũng trên một chiếc mang số hiệu ATR 72. Chuyến bay số hiệu MH370 của Malaysia Airlines hiện đang là một trong những bí ẩn lớn nhất của ngành hàng không, chiếc máy bay mang theo 239 người đã biến mất ngày 8/3/2014 và chưa bao giờ được tìm thấy. Đối với một số nước Phương Đông, năm âm lịch 2014 chưa thực sự kết thúc. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận