Nhà sản xuất đã xin phép sử dụng hình ảnh, trả phí tác quyền cho Ngô Thanh Vân. Huỳnh Lập khẳng định, bên nước ngoài, những sản phẩm như thế này được công nhận là sản phẩm chuyên nghiệp, chứ không phải sản phẩm ăn theo như nhiều người Việt vẫn suy nghĩ.
“Hình thức hài parody cần nhiều tư duy, lập luận kỹ về mặt kịch bản vì rất khắt khe về yếu tố giữ nguyên tạo hình gốc của bộ phim. Từ hình ảnh gốc sẽ phá các chi tiết hài trong cách diễn của diễn viên, tinh nghịch hơn so với bản gốc để tạo tiếng cười. Điều này đòi hỏi khán giả cũng phải biết bản gốc như thế nào mới có thể thấy bất ngờ trong parody”, Huỳnh Lập chia sẻ.
Và để đáp ứng những yêu cầu khắt khe, đoàn phim đã phải lên bản vẽ, lựa chọn vải, đặt thiết kế tất cả trang phục từ diễn viên chính đến diễn viên quần chúng. Các trang phục của Tấm, Cám, dì ghẻ, Hoàng tử… đều do những NTK nổi tiếng như: Tín Thái, Hứa Mẫn… thực hiện. Không chỉ vậy, ê-kíp cũng mất nhiều thời gian để làm sao chọn lựa được diễn viên có ngoại hình giống với bản gốc nhất. Cũng vì thế, số tiền đầu tư cho bộ phim ngày càng lớn dù ban đầu, ê-kíp chỉ dự kiến làm với quy mô vừa phải. Không tiết lộ số tiền đầu tư cho bộ phim, nhưng Huỳnh Lập cho biết, hiện tại, toàn bộ số vốn đều do ê-kíp tự thân vận động, huy động vốn vì chưa xin được tài trợ.
Phim có bối cảnh được quay tại TP.HCM, Long An với những cảnh đồng lúa, làng quê. Tấm Cám - Chuyện Huỳnh Lập kể sẽ được phát hành trên Youtube với phần kỹ xảo được hỗ trợ từ một ê-kíp nước ngoài, dự kiến sẽ ra mắt vào đầu tháng 5.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận