Y tế

Tam giác mạch giúp hạ mỡ máu và đường huyết

30/07/2019, 06:47

Theo y học cổ truyền, tam giác mạch có tác dụng khai vị, khoan tràng, hạ huyết áp, hạ mỡ máu, hạ đường huyết...

img
Tam giác mạch

Tam giác mạch còn có tên kiều mạch, lúa mạch đen, mạch ba góc. Thân đứng nhẵn, màu lục hoặc đỏ, phân cành nhiều; lá mọc so le, tam giác nhọn; chùm hoa ở nách lá hay ở ngọn; hoa màu trắng hay hơi hồng... Cây mọc phổ biến ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng... Theo y học cổ truyền, tam giác mạch có vị ngọt, tính mát, quy vào các kinh tỳ, vị và đại tràng. Có tác dụng khai vị, khoan tràng, hạ huyết áp, hạ mỡ máu, hạ đường huyết...

Lá non tam giác mạch làm rau ăn sống hoặc nấu canh rất ngon và còn giúp cải thiện thị lực, thính lực. Hạt tam giác mạch xay lấy bột làm bánh hoặc nấu rượu, chăn nuôi gia súc. Lá, thân và hoa tam giác mạch chứa rutin, dùng trị xơ vữa mạch máu, xuất huyết, tăng huyết áp: lá 8-10g, hoa tam giác mạch 12g, hãm hoặc sắc uống nhiều lần trong ngày. Bột hạt dùng như chất làm mềm và tan sưng; làm thuốc kiện vị, thu liễm, chống đổ mồ hôi.

Chữa viêm ruột, lỵ, đường ruột bị tích trệ: Nhân hạt tam giác mạch 10-15g, sao vàng, nấu cháo ăn.

Chữa tăng huyết áp, xuất huyết đáy mắt, ban xuất huyết: Lá tam giác mạch tươi 100g, ngó sen 4 cái, sắc uống trong ngày.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.