Trước đó Báo Giao thông đưa tin, đầu tháng 11, Công an Quận Nam Từ Liêm đã có Biên bản kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại DA Ecolife Capitol, 58 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Bằng văn bản này, Công an quận Nam Từ Liêm đã chỉ ra hàng loạt những bất cập còn tồn tại.”
Được biết, Sở Xây dựng Hà Nội công bố dự thảo lần 3 nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Theo dự thảo nghị quyết này, mức tiền phạt quy định đối với hành vi vi phạm hành chính trong dự thảo nghị quyết bằng 2 lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong Nghị định số 139/2017.
Tại dự thảo, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề xuất xử phạt với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng cao nhất là 2 tỷ đồng (theo hành vi quy định tại khoản 6 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP).
"Ngày 29/10/2020, Chủ đầu tư phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH - Công an TP Hà Nội và Công an quận Nam từ Liêm tổ chức tiến hành nghiệm thu 05 tầng khối đế và tầng 1,2,4,5,6,7,8,9,10,12A,14,15 toà tháp A3, tuy nhiên kết quả không đạt", văn bản ghi rõ.
Để đảm bảo an toàn PCCC cho cơ sở trong quá trình hoạt động và thực hiện Luật PCCC, đoàn kiểm tra yêu cầu chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện, dừng toàn bộ hoạt động và tiến hành nghiệm thu bổ sung đối với 5 tầng khối đế tháp A1,A2 và 12 tầng tháp A3. Các tầng trên chỉ được phép hoạt động khi đã được nghiệm thu PCCC theo quy định.
Đồng thời, yêu cầu làm ngay hồ sơ quản lý theo dõi công tác PCCC, Tổ chức lập phương án thực tập PCCC ít nhất 1 năm/lần, Không bố trí phương tiện (ô tô, xe máy), cây cảnh trên vỉa hè đường giao thông nội bộ trong cơ sở và đường giao thông...., Sửa chữa, thay thế các đèn chiếu sáng sự cố và đèn exit chỉ dẫn thoát nạn không đảm bảo hoạt động.
Chia sẻ với báo chí, luật sư Nguyễn Hữu Toại - Công ty Luật TNHH Hừng Đông (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng: Đối với mỗi hành vi vi phạm quy định về PCCC thì mức xử phạt cao nhất cũng chỉ 50 triệu đồng theo quy định của Nghị định 167/2013. Trong khi đó các hành vi vi phạm này có thể dẫn đến nguy cơ mất an toàn sinh mạng của hàng nghìn cư dân khi vào sinh sống trong các chung cư chưa được nghiệm thu PCCC. "Do vậy, cần sửa đổi Nghị định 167 theo hướng xử phạt tiền lên đến hàng tỷ đồng đối với các hành vi vi phạm về PCCC, đồng thời có cơ chế không cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho các chủ đầu tư thường xuyên vi phạm về xây dựng, PCCC, như vậy mới đủ sức răn đe", luật sư Toại nói.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận