Hệ thống tên lửa phòng không S-500. Ảnh tư liệu
Tác giả Yunis Dar của tạp chí EurAsian Times đã đánh giá những ưu điểm của S-500 so với S-400, lưu ý rằng hệ thống phòng thủ tên lửa phòng không S-500 của Nga được thiết kế để chống lại các máy bay hiện đại nhất của NATO, bao gồm cả F- 35 Lighting II và F- 22 Raptors, được coi là những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trên thế giới.
Theo các chuyên gia quan sát, các chỉ số vũ khí của S-500 vượt trội hơn nhiều so với hệ thống S-400 tiền nhiệm.
Tính năng quan trọng nhất của S-500 là sử dụng các tên lửa đánh chặn 77N6-N và 77N6-N1 đã được hiện đại hóa, có thể đánh chặn tên lửa siêu thanh của đối phương.
Hệ thống S-500 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở khoảng cách lên tới 600 km và bắn trúng ít nhất 10 tên lửa cùng lúc đang bay ở tốc độ siêu thanh.
Điểm đáng chú ý là, hệ thống này có thể đánh trúng vệ tinh trong quỹ đạo thấp của Trái đất và các loại máy bay có người lái và không người lái siêu thanh.
Theo ghi nhận của tác giả chuyên mục Yunis Dar, đây là một bước tiến về công nghệ rất lớn trong lĩnh vực phòng không.
PavelSozinov, kỹ sư trưởng của tập đoàn Almaz-Antey nói: “S-500 là một đòn giáng mạnh của Nga vào uy tín của Mỹ. Hệ thống của chúng tôi sẽ vô hiệu hóa vũ khí tấn công của Mỹ, đồng thời vượt trội hơn tất cả các hệ thống phòng không và tên lửa mà Mỹ đang ra sức quảng cáo”.
Một khả năng rất quan trọng khác của S-500 mà các nhà quan sát nước ngoài chú ý là khả năng hoạt động ở độ cao cực lớn kể cả trong không gian gần.
Một nhà quan sát nước ngoài nhận xét về tổ hợp S-500 như một đòn giáng vào uy tín của Mỹ. Cho đến nay, chỉ có Trung Quốc và Nga có vũ khí siêu thanh, kế hoạch của Mỹ đẩy nhanh việc đưa tên lửa siêu thanh vào hoạt động vẫn chưa được thực hiện do có những khó khăn về kỹ thuật.
Hệ thống tên lửa phòng không S-500 là hệ thống hiện đại và mạnh mẽ hơn nhiều so với S-400, đây có lẽ là lý do tại sao cho đến nay vẫn chưa có cuộc thảo luận nào về việc xuất khẩu S-500 ra nước ngoài.
Mặc dù S-400 đang được xuất khẩu thành công, kể cả cho những người mua "không đáng tin cậy" như một thành viên của NATO là Thổ Nhĩ Kỳ - theo quan điểm của một số nhà phân tích quân sự. Nhưng Nga không vội bán S-500 và điều này có thể hiểu được rằng Nga chỉ muốn là chủ sở hữu duy nhất của hệ thống phòng không này.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận