|
Đa số các tàu cá đều đã cập cảng cá Quy Nhơn để tránh trú bão
|
Theo thống kê, toàn tỉnh có 6.245 tàu với 43.031 ngư dân. Trong đó, có 4.194 tàu với 26.505 ngư dân hoạt động ven bờ và neo đậu tại bến cá trong tỉnh; khu vực biển từ Thừa Thiên Huế - Hải Phòng có 118 tàu với 1.631 ngư dân; từ Quảng Ngãi - Đà Nẵng có 296 tàu với 2.710 ngư dân; từ Phú Yên đến Kiên Giang có 1.302 tàu với 10.285 ngư dân; khu vực quần đảo Hoàng Sa có 88 tàu với 616 ngư dân; vùng biển giữa Hoàng Sa - Trường Sa có 98 tàu với 703 ngư dân; khu vực quần đảo Trường Sa có 79 tàu với 581 ngư dân.
Hiện, ngư dân đang di chuyển tàu thuyền ra khỏi vùng nguy hiểm.
Anh Đào Duy Hai (trú Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn, Bình Định) chủ tàu cá BĐ 96204 TS cho biết: Tàu xuất bến hồi đầu tháng 11 với 7 thành viên hành nghề ở khu vực Nam biển Đông (gần Trường Sa). Nghe tin bão, chúng tôi lập tức cho thuyền quay vào bờ và cập bến rạng sáng nay.
Tương tự, sau khi nghe thông báo bão số 9 qua hệ thống Icom, tàu cá BĐ 98169 TS do anh Phan Văn Triều (xã Hoài Thanh, Hoài Nhơn, Bình Định) làm chủ tàu liền quay ngược vào bờ từ ngày 19/11 và cập bến vào sáng nay.
"Chuyến biển này, tàu của chúng tôi đánh bắt được hơn 20 tấn cá ngừ sọc dưa. Với giá 24 nghìn đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí cũng lời được khoảng 200 triệu đồng. Mặc dù chưa đủ số ngày đánh bắt nhưng chúng tôi phải vào Quy Nhơn để trú bão. Đa số các tàu đánh bắt khác cũng đã vào bờ", anh Triều cho biết.
|
Nhiều tàu cá nhỏ, khai thác gần bờ cũng khẩn trương tìm chổ trú ẩn
|
|
Khẩn trương đưa cá lên bờ
|
|
Rã đông và làm vệ sinh cá để bán cho thương lái
|
|
Hoạt động thu mua diễn ra tấp nập tại cảng cá Quy Nhơn
|
|
Mỗi kg cá ngừ sọc dưa có giá 24 nghìn đồng, tàu cá của anh Triều cũng lãi được khoảng 200 triệu đồng
|
|
Ngư dân đưa cá vào chợ bán cho tiểu thương
|
|
Công việc thu mua được tiến hành khẩn trương trước khi neo đậu tàu thuyền vào cảng tránh bão
|
|
Neo đậu tàu cá kĩ lưỡng, tránh ảnh hưởng của bão
|
|
Hoạt động thu mua của tiểu thương cũng diễn ra khẩn trương
|
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận