Hạ tầng

Tàu Nhổn - ga Hà Nội khác gì tàu Cát Linh - Hà Đông?

30/09/2018, 15:11

So sánh thiết kế tàu của hai tuyến đường sắt trên cao của Thủ đô qua hình ảnh trực tiếp và mô phỏng 3D.

image001

Theo MRB, chủ đề thiết kế tàu tuyến Nhổn - ga Hà Nội là "Hành trình xanh", được các nhà thiết kế nghiên cứu kỹ lưỡng, phối hợp giữa phong cách Pháp và sự am hiểu văn hóa Việt Nam

Tháng 9/2018, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB - đại diện chủ đầu tư) tổ chức khảo sát, lấy ý kiến người dân về mẫu thiết kế tàu đường sắt đô thị, đoạn Nhổn - ga Hà Nội. Mẫu thiết kế đoàn tàu được trình bày dưới dạng hình ảnh 3D, do nhà sản xuất Alstom (Pháp) thiết kế theo phong cách châu Âu. 

Theo trình bày của đơn vị thiết kế, ý tưởng chung được lấy cảm hứng từ các gam màu thân thiện với thiên nhiên, kết hợp các gam màu xanh lá của cây và màu đỏ hồng của quả thanh long đại diện cho nông sản Việt Nam.

"Thiết kế nội - ngoại thất tàu được đề xuất có tên là “Hành trình Xanh” mang ý nghĩa quan trọng về hình ảnh của Thủ đô Hà Nội, vừa thể hiện vẻ đẹp hiện đại, năng động, vừa cho thấy bản sắc văn hóa Thủ đô ngàn năm văn hiến và dân tộc Việt Nam. Thiết kế nội và ngoại thất tàu được các kiến trúc sư nghiên cứu kỹ lưỡng, phối hợp và cân bằng giữa phong cách thiết kế Pháp với sự am hiểu về văn hóa Việt Nam cũng như những yêu cầu về khí động học của phương tiện giao thông đô thị", MRB thông tin. 

Tổng mức đầu tư cho 10 đoàn tàu khoảng 110 triệu EUR, tuy nhiên MRB không tiết lộ chi phí thiết kế. Sắp tới, MRB sẽ trình UBND TP. Hà Nội mẫu thiết kế hoàn chỉnh và khi phê duyệt, đơn vị thiết kế và thi công sẽ bắt đầu sản xuất. MRB cũng dự kiến đưa tuyến đường sắt hoạt động vào năm 2020 trên 8km đoạn trên cao, từ Nhổn đến Cầu Giấy, còn lại 4,5km ngầm sẽ hoạt động vào năm 2022.

Trong khi đó, dự án tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đưa vào vận hành thử từ 20/9 và sau 3-6 tháng sẽ khai thác chính thức. Dự án có 13 đoàn tàu đã được tập kết tại Depot dự án, hầu hết đã được chạy thử trên đường ray, với màu xanh đậm bên ngoài đoàn tàu.

Đoàn tàu của 2 dự án nói trên đều được thiết kế 4 toa (tàu Nhổn - ga Hà Nội có thể nối thêm lên thành 5 toa), vận tốc thiết kế 80km/h và khai thác thương mại trung bình 35km/h. Tuyến Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5km (4,5km đi ngầm), còn tuyến Cát Linh - Hà Đông dài 13,1km đi hoàn toàn trên cao.

Cùng so sánh thiết kế tàu thực tế của đoàn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông và đoàn tàu của dự án Nhổn - ga Hà Nội (hình ảnh mô phỏng 3D):

IMG_4451

Tàu Cát Linh - Hà Đông có 4 toa, 2 toa đầu tàu có cabin lái; bên ngoài có màu xanh kết hợp xám nhạt, kính cửa sổ màu trắng, đầu tàu có biểu tượng Khuê văn các trong hình tròn.

Als08

Đoàn tàu Nhổn - ga Hà Nội có 4 toa, 2 toa đầu có cabin lái tàu; màu bên ngoài pha trộn đỏ hồng, vàng nhạt, đen, trắng; đầu tàu cũng có biểu tượng Khuê văn các trong hình tròn

Ben trong tàu cát linh- hà đông

Tàu Cát Linh - Hà Đông có các hàng dài, được sơn một phần màu vàng dành riêng cho người khuyết tật, người già, trẻ em, phụ nữ có thai. Ngoài ra có vị trí, cửa lên xuống dành riêng cho người khuyết tật sử dụng xe lăn

Als06

Tàu Nhổn - ga Hà Nội bố trí  dãy ghế ngồi riêng cho người bình thường, còn vị trí ngồi đơn lẻ cho người khuyết tật, bên cạnh là chỗ dành cho người khuyết tật dùng xe lăn

IMG_3854

Dây nắm tay dành cho người đứng trên tàu Cát Linh - Hà Đông gồm các dây cao, thấp; dây và tay cầm màu xanh được bố trí ở các thanh treo dọc, ngang tàu. Mỗi toa tàu có sức chứa 240 người.

image005

Dây nắm của tàu Nhổn - ga Hà Nội màu hồng, chiều dài dây như nhau; trước mỗi hàng ghế có 4 vị trí dây, không bố trí thanh giằng ngang để có thêm nhiều dây cầm, nhưng có bố trí thanh cột để khách vịn. Sức chở của mỗi toa tàu là 230 khách/toa, ít hơn tàu Cát Linh - Hà Đông 10 chỗ

IMG_1605

Vị trí cửa lên xuống của tàu Cát Linh - Hà Đông bố trí sơ đồ tuyến ga, tự động hiển thị ga đang đang dừng, sắp đến và thông báo bằng âm thanh

Als05

Tàu Nhổn - ga Hà Nội cũng bố trí sơ đồ tuyến ở vị trí cửa lên xuống, trong tàu có cả màn hình tivi cỡ lớn để thông tin và quảng cáo thương mại

Xem thêm Video:  

 Ngắm nội thất tàu Cát Linh - Hà Đông khi tàu đang chạy

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.