|
Tàu sân bay của Mỹ còn có tên gọi khác là "con mực khổng lồ" |
Hàng trăm người đã tới bờ biển để chiêm ngưỡng tàu sân bay USS Theodore Roosevelt khổng lồ với trọng lượng ấn tượng lên đến gần 100.000 tấn và chiều dài 333m đang neo đậu ngoài khơi bờ biển Hampshire, khi nó không thể cập bến tại xưởng đóng tàu Portsmouth của Hải quân Hoàng gia Anh.
Con tàu được coi là biểu tượng sức mạnh của Mỹ, với 4 đường băng; 4 máy phóng máy bay; tổng chiều dài 332,85m; diện tích sàn sân bay 18.211,5 m2; sườn ngang sàn tàu 40,84 m; trọng lượng nước rẽ của tàu 97.000 tấn, tàu có thể đạt tốc độ 35 hải lý/giờ.
Brian và Jacqui Rodgers, 30 tuổi, đã đi từ Dorset đến Stokers Bay để ngắm con tàu này. Họ nói :“Chúng tôi rất ấn tượng, vì nó thực sự quá lớn. Trông xa cứ như người khổng lồ đang ngủ vậy”.
Theo Telegraph, trong 5 ngày neo đậu ở vịnh Stoles, Gosport, con tàu sân bay năng lượng hạt nhân đã "giúp thúc đẩy nền kinh tế ở đây phát triển".
|
Một du khách chụp ảnh "tự sướng" nơi tàu sân bay Mỹ neo đậu |
Các cửa hàng dịch vụ như nhà hàng, quán bar, câu lạc bộ… đang hoạt động hết công suất phục vụ 5.000 thủy thủ và hàng nghìn người dân đổ về thành phố để chiêm ngưỡng tàu.
Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Anh, Đô đốc Sir George Zambellas, cũng bày tỏ sự nồng nhiệt tới lính Hải quân Mỹ và con tàu sân bay năng lượng hạt nhân hàng đầu của nước này: “Thật tuyệt vời trước sự có mặt của Hải quân Mỹ ở cảng Portsmouth. Đây sẽ phản ánh một mối quan hệ đối tác chặt chẽ giữa 2 đất nước”.
Sau chuyến thăm ở Anh, tàu USS Theodore Roosevelt sẽ tiếp tục hành trình đến Trung Đông, tham gia vào cuộc không kích chống tổ chức nhà nước Hồi giáo IS của liên quân do Mỹ dẫn đầu, theo VTC News.
Tháng 8/2013, Hải quân Mỹ đã tái triển khai tàu sân bay CVN-71 sau thời gian dài sửa chữa và nâng cấp. Trước khi được triển khai, tàu sân bay hạt nhân USS Theodore Roosevelt (CVN-71) đã trải qua 4 năm sửa chữa và nâng cấp tại xưởng đóng tàu Newport News (NNS), một đơn vị của tập đoàn công nghiệp Huntington Ingalls, và đã thực hiện nhiều chuyến chạy thử nghiệm trên biển.
Hải quân Mỹ cho biết, đợt đại tu toàn diện và tiếp nhiên liệu này có chi phí 2,622 tỷ USD, được tiến hành trong giai đoạn giữa tuổi thọ hoạt động khoảng 50 năm của tàu, là đợt đại tu tại xưởng toàn diện nhất, mà mỗi chiếc tàu sân bay phải trải qua.
Theo đó, hầu như tất cả các hệ thống chính của tàu sân bay đều được thay thế, nâng cấp hoặc đại tu, và cả 2 lò phản ứng hạt nhân trên tàu đều được nạp lại nhiên liệu. Đợt nâng cấp này sẽ kéo dài thời gian hoạt động của tàu thêm 23 năm nữa.
“Chiếc tàu đã hoạt động tuyệt vời. Tất cả các hệ thống đều vận hành tốt”, ông Chris Miner, Phó Chủ tịch phụ trách các chương trình dịch vụ tàu sân bay của xưởng, cho biết hôm 29/8/2013 khi tàu lên đường trở lại cảng Norfolk, tái nhập hạm đội Hải quân Mỹ.
Theo kế hoạch ban đầu, đợt đại tu toàn diện và thay nhiên liệu này dự kiến hoàn thành vào tháng 2/2013, nhưng đã được gia hạn 2 lần do phải cải tiến thêm.
Tàu sân bay Theodore Roosevelt là tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz thứ tư của Mỹ, được khởi công chế tạo từ năm 1981, chính thức hạ thủy năm 1984. Tình đến thời điểm hiện tại, tàu sân bay lớp Nimitz là tàu sân bay lớn nhất và đắt nhất trên thế giới.
Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân; 4 đường băng; 4 máy phóng máy bay; tổng chiều dài 332,85m; diện tích sàn sân bay 18.211,5 m2; sườn ngang sàn tàu 40,84 m; trọng lượng nước rẽ của tàu 97.000 tấn, tàu có thể đạt tốc độ 35 hải lý/giờ.
Tàu Theodore Roosevelt được trang bị 85 máy bay các loại, hệ thống vũ khí trên tàu gồm 3 bệ phóng tên lửa khung máy bay quay (RAM), 3 bệ phóng Mk 29 NATO Sea Sparrow. Hàng không mẫu hạm này có 3 hệ thống vũ khí cự ly gần, chống lại máy bay hoặc tên lửa. Mỗi hệ thống đều có radar thám sát - tìm kiếm riêng, và súng Gatling 20 mm có thể bắn với tốc độ 50 viên/giây.
Tàu Roosevelt mặc dù được chế tạo trên nền tảng tàu sân bay lớp Nimitz, nhưng 6 chiếc lớp Nimitz sau đó (kể từ Roosevelt CVN71 trở đi) đã có thay đổi rất lớn về yêu cầu tính năng, vì vậy tàu Roosevelt và những chiếc còn lại của lớp Nimitz còn được gọi là “tàu sân bay hạt nhân lớp Roosevelt”, nhưng đây hoàn toàn không phải là cách phân lớp chính thức của Mỹ.
Được đặt tên theo vị Tổng thống Theodore Roosevelt - người ra sức mở rộng lãnh thổ, tàu sân bay Roosevelt được trang bị thiên về tấn công. Chiến đấu cơ trên boong USS Roosevelt chủ yếu là F18 với các phiên bản khác nhau gồm cả Hornets, Superhornets, Growlers, E2 Delta Hawkeyes và Seahawk.
4 chiến đấu cơ có thể cất cánh cùng một lúc. Song không gian này vẫn là quá hẹp đối với một đội chiến đấu cơ hùng hậu như vậy, cũng như khiến bạn cảm thấy ngột ngạt trước mê cung hành lang hẹp, cầu thang thép dẫn lên các tầng, Trung úy Callaghan cho hay.
Tàu cũng có 7 phòng tập thể dục, sân bóng rổ và thỉnh thoảng tổ chức thi đấu vật. Lương thực dự trữ trên tàu đủ phục vụ cho 18.150 suất ăn mỗi ngày, trong vòng 90 ngày. Nước ngọt đủ phục vụ cho 2.000 hộ gia đình mỗi ngày. Có 30.000 thiết bị chiếu sáng, 1.400 điện thoại, theo Đất Việt, Lao Động.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận