Đường thủy

Tàu sông long đong tìm nơi đăng kiểm

04/01/2023, 06:19

TP.HCM có khoảng 200 bến thủy nội địa có cấp phép nhưng thiếu điểm đăng kiểm khiến các chủ tàu lẫn các đăng kiểm viên đều loay hoay.

TP.HCM có hệ thống đường thủy dài 975km, mật độ bằng 73% so với Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa thiếu quy hoạch bến bãi đồng bộ khiến mỗi đợt đăng kiểm định kỳ trở thành nỗi khổ của cả chủ tàu lẫn các đăng kiểm viên.

Có trăm bến thủy vẫn phải đăng kiểm trong rạch nhỏ

img

Đăng kiểm viên kiểm tra phương tiện tại cơ sở đóng tàu Lưu Gia, TP Thủ Đức

Theo số liệu từ Cảng vụ Đường thủy nội địa TP.HCM, đến thời điểm hiện tại có khoảng 200 bến thủy nội địa đã được Sở GTVT cấp phép.

Theo ghi nhận, trong tổng số bến thủy này, hầu hết là bến phục vụ cho mục đích tập kết vật liệu xây dựng và vận tải hành khách, du lịch.

Đơn cử như bến thủy Công ty Cảng Phú Định ở bến trái rạch Nước Lên phường 16, quận 8; bến thủy KDL Tân Cảng nằm bên phải sông Sài Gòn, phường 28, quận Bình Thạnh; bến thủy xi măng Holcim nằm bên phải sông Đồng Nai phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức…

Các bến nói trên sở hữu vị trí thuận lợi về luồng lạch di chuyển, phương tiện dễ cập bến, nhưng đây không phải các điểm để đăng kiểm định kỳ.

Theo quy định, các đơn vị đăng kiểm sẽ không được tiến hành giám sát đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện thủy tại các cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện. Các hoạt động đăng kiểm định kỳ hàng năm do vậy cũng buộc phải tiến hành ở các cơ sở đã được Cục Đăng kiểm VN xác nhận đủ năng lực kỹ thuật.

Ông Hoàng Anh (49 tuổi), thuyền trưởng hạng nhì đang điều khiển sà lan 1.000 tấn cho biết: “Mỗi lần tìm điểm đăng kiểm phù hợp với lộ trình thực sự quá cực khổ, lịch làm việc đảo lộn, chủ hàng hối thúc trong khi phương tiện mất từ 3 - 5 ngày phun cát, bảo dưỡng máy móc mới có thể kiểm tra trên đà”.

Theo ông Hoàng Anh, trong một lần chở đá xây dựng từ Đồng Nai xuống TP.HCM, sà lan của ông đã cận ngày đăng kiểm. Mặc dù di chuyển qua hàng chục bến thủy đã được cấp phép, không phụ thuộc nước ròng, nhưng không có bến nào nằm trong danh sách của Cục Đăng kiểm VN. Cuối cùng, thuyền trưởng đành lái sà lan về Long An ngay trong đêm.

Chia sẻ với PV, một chủ bến thủy nội địa trên sông Sài Gòn cho biết, trước đây khi làm thủ tục xin cấp phép bến cũng từng tham khảo loại hình kinh doanh sửa chữa tàu thuyền để kết hợp với kinh doanh vật liệu xây dựng.

Tuy nhiên, thoạt nhìn 2 loại hình đều có chung phương thức vận hành về bến bãi, phương tiện nhưng các hoạt động sửa chữa lại rất đặc thù, yêu cầu khắt khe. Đến nay, mặc dù là chủ bến thủy và sở hữu 2 sà lan nhưng mỗi lẫn đăng kiểm, chủ bến này lại phải điều phương tiện đến nơi khác có đủ điều kiện sửa chữa.

Cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm khó được cấp phép bến

img

Một cơ sở sửa chữa phương tiện trên sông Rạch Đỉa chưa được cấp phép bến thủy nội địa

Có mặt tại Công ty TNHH Đóng tàu Lưu Gia trên đường Bưng Ông Thoàn, phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức, theo ghi nhận, đây là một trong những cơ sở đã được đánh giá đủ năng lực kỹ thuật đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa composite.

Để thuận tiện cho việc hạ thủy phương tiện, xưởng sản xuất được dựng gần sát mép rạch, dừa nước mọc um tùm 2 bên bờ. Do nằm sâu trong rạch nhỏ, hầu hết phương tiện khi đến làm thủ tục sửa chữa, đăng kiểm đều phải đợi con nước lớn.

Anh Minh Long, chủ sở hữu một cano từng đến làm thủ tục đăng kiểm tại đây cho biết, mặc dù có người dẫn đường nhưng khi chuẩn bị cập bờ vẫn nơm nớp bị phạt do địa điểm không phải bến thủy nội địa được cấp phép và cũng không có biển cho phép neo đậu.

Tình trạng tương tự xưởng đóng tàu Lưu Gia xảy ra ở hầu hết các cơ sở đã được đánh giá năng lực. Tại một xưởng đóng tàu vỏ thép nằm cách chân cầu Ông Nhiêu, phường Long Trường, TP Thủ Đức, chủ cơ sở đã đặt 2 tấm boong nổi bằng thép để thuận tiện trong việc kéo tàu lên bờ sửa chữa. Tuy nhiên, vị trí của cơ sở này gần như đã “bít cửa” để xin cấp phép bến thủy do vướng quy hoạch công viên bờ sông.

Đại diện Chi cục Đăng kiểm 6 (Cục Đăng kiểm VN) cho biết, đặc thù đăng kiểm các phương tiện thủy nội địa hiện rất gian nan, vì đăng kiểm viên phải xuống tận nơi phương tiện neo đậu, hầu hết không nằm ở các vị trí thuận tiện.

Không ít lần, chủ phương tiện mời đăng kiểm viên nhưng đến phút chót lại không thể đưa phương tiện lên bờ vì không có con nước.

Hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy do vậy thường xuyên xáo trộn lịch trình vì các sự cố phát sinh. Tình trạng đăng kiểm viên lặn lội đi hàng chục km đến nơi phương tiện neo đậu sau đó lại quay về là chuyện thường trực.

Giám đốc một công ty vận chuyển đường sông tuyến Sài Gòn - An Giang nêu ý kiến, để thuận lợi hơn cho các hoạt động đăng kiểm đường sông, nên xem xét điều chỉnh quy định, cho phép đăng kiểm định kỳ tại bất kỳ bến thủy hay điểm neo đậu nào, miễn là chủ phương tiện có thể sắp xếp kéo tàu lên bờ.

“Đăng kiểm định kỳ hầu hết không rơi vào các trường hợp phải tháo máy thủy để kiểm tra. Mặt khác, khi mở rộng phạm vi các địa điểm đăng kiểm sẽ thuận lợi hơn cho cả chủ tàu và đăng kiểm viên, tạo thêm cơ hội nguồn thu cho các bến thủy nội địa hiện hữu”, vị này góp ý.

Tuy giá đất ở khu vực nông thôn, miền núi của TP Hạ Long không “nóng” như khu vực trung tâm, nhưng đất đai, công trình của đồng bào là gia sản từ bao đời để lại và là nơi mưu sinh của gia đình, vậy mà nhiều hộ cũng sẵn sàng hiến cả trăm, thậm chí có hộ hiến tới hơn 10.000m2 đất canh tác để làm công trình giao thông.

Điển hình như tuyến đường nối từ xã Sơn Dương vào trung tâm xã Đồng Sơn chiếm dụng 21ha và ảnh hưởng đến 88 hộ dân trên địa bàn xã Đồng Sơn, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp. Đến nay, xã vận động được 16 hộ tình nguyện hiến hơn 5ha đất. Trong đó, điển hình như hộ ông Đặng Tằng Long, ở thôn Tân Ốc 1 đã hiến 1,6ha đất lâm nghiệp…

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.