UBND TP Hà Nội phối hợp với Công ty cổ phần di chuyển xanh và thông minh (GSM) tổ chức thí điểm dịch vụ Taxi điện đưa phương tiện vào hoạt động tại Hà Nội từ ngày 14/4.
Chiều nay (21/4), trong vai khách hàng sử dụng dịch vụ taxi điện ở Hà Nội PV Báo Giao thông ghi nhận, loại hình vận tải hành khách công cộng mới này có nhiều ưu điểm, thu hút người dân sử dụng.
Vào app Taxi xanh SM và chọn sử dụng dịch vụ dòng xe cao cấp (LuxuryCar) có mức giá cố định 21.000 đồng/km cho toàn bộ hành trình, ngay lập tức đã có xe nhận chuyến. Chỉ vài giây sau lái xe gọi điện cho khách hàng. Tuy nhiên, do lượng xe đưa vào thí điểm chưa nhiều, dẫn đến việc khách hàng phải chờ đợi. Lái xe thông báo phải 15 phút nữa mới có thể tới đón. Trong ảnh trên xe di chuyển tới đâu, màm hình camera thể hiện thông tin vị trí qua biểu đồ để khách hàng dễ nhìn thấy.
Tới chỗ vắng vẻ, lái xe ngước lên một chút thay vì nhìn thẳng, hệ thống camera thông minh từ xe điện đã phát hiện và nhắc nhở.
Taxi Xanh SM được đơn vị vận hành khẳng định là hãng taxi thuần điện đầu tiên tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ vận tải hành khách hoàn toàn bằng xe điện VinFast. Đây là thế hệ taxi không mùi xăng dầu, không tiếng ồn động cơ, tốt cho sức khỏe người dùng và bảo vệ môi trường, đồng thời được trang bị nhiều tính năng giải trí thông minh, giúp hành khách có trải nghiệm thú vị trên mỗi hành trình.
Khi tới vị trí hầm chui Trung Hoà bị thiếu sáng, thiết bị trong xe sẵn sàng hỗ trợ để xe sáng lên giúp tài xế lái xe an toàn
Tài xế Nguyễn Văn Hiếu chia sẻ: "Kể từ ngày đầu thí điểm đến nay mỗi ngày anh đón từ 13 - 18 cuốc xe. Lượng khách sử dụng dịch vụ tăng lên từng ngày, đa phần khách hàng phản hồi tích cực. Có nhiều người sử dụng để di chuyển đi làm, trải nghiệm. Phấn khởi là chỉ tuần đầu đã có người đăng ký với tôi sử dụng theo tháng, đưa đón đi làm, thay phương tiện cá nhân".
Taxi Xanh SM có xe VF e34,VF 8 có. Trong thời gian tới, hãng sẽ bổ sung thêm mẫu VinFast VF 5 Plus vào đội xe GreenCar.
Trạm sạc cho xe Taxi điện được lái xe sử dụng sau giờ đón, trả khách.
Theo lái xe của GSM trong khi hoạt động thí điểm, hệ thống trạm sạc còn ít có thời điểm phải chờ đợi. Nhưng mỗi người nhường nhau một chút hoặc căn giờ đông đúc việc sạc sẽ thuận tiện hơn. "Tính ra phí sạc mỗi tháng chúng tôi phải trả khoảng 3 triệu đồng tương đương tiền xăng, nhưng thu nhập của lái xe taxi điện đang trả một tháng từ 11 - 20 triệu đồng, có thể đây cũng là nguồn thu hút cánh tài xế sau dịch Covid-19", tài xế GSM chia sẻ.
Khách hàng lựa chọn taxi điện cho chuyến đi
Em Nguyễn Phương Thảo, Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: "Di chuyển bằng taxi điện em thấy yên tâm, thân thiện môi trường khi không mùi, không tiếng ồn, trên xe sạch sẽ, lái xe thân thiện, chăm sóc khách hàng nhiệt tình".
"Tôi đã làm tài xế taxi hơn chục năm nay, qua nhiều hãng nhưng cảm nhận làm việc ở GSM giúp cho bản thân được nâng cao cả trình độ, nhận thức, chăm sóc khách hàng bởi chỉ cần khách hàng đánh giá 1 sao, hoặc phản ánh hành vi lái xe không an toàn, vi phạm phía công ty sẽ trừ lương, cho nghỉ việc ngay", tài xế của GSM bộc bạch
TS. Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia giao thông cho rằng, khi có thêm dịch vụ taxi điện sẽ giúp cho vận tải hành khách công cộng bằng taxi trên địa bàn nâng cao chất lượng. Đây dự báo sẽ là một cuộc "đua" để các doanh nghiệp thu hút khách hàng hơn. Từ đó, khách hàng chính là người hưởng lợi".
GSM hoạt động trong hai mảng chính, cho thuê ô tô, xe máy điện và lập hãng taxi điện, vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng.Công ty này sẽ cho các hãng dịch vụ vận chuyển taxi thuê VF e34, VF 8. Đồng thời, GMS cũng tự vận hành dịch vụ taxi bằng ô tô điện. Đại diện Vingroup cho biết, hãng taxi đặt mục tiêu phủ sóng toàn quốc trong năm nay, công ty này xác định quy mô đầu tư đến 10.000 ô tô và 100.000 xe máy điện.Trong giai đoạn đầu, Taxi Xanh SM sẽ hoạt động với 500 xe VF e34 và 100 xe VF 8 tại Hà Nội. Đây là hãng taxi đầu tiên tại Việt Nam khai thác 100% ô tô điện.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận