Trong lịch sử nước ta thời hiện đại có 3 cái Tết lớn: Tết Bính Tuất (năm 1946) là Tết Độc lập đầu tiên; Tết Ất Mùi (năm 1955) là Tết Giải phóng và Tết Bính Thìn (năm 1976) là Tết Thống nhất. Xin giới thiệu cái Tết đầu tiên miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng sau Đại thắng ở Điện Biên Phủ và Hội nghị Genève ký kết tạm thời chia nước ta làm 2 miền, nói đúng hơn vào dịp Tết này, còn TP Hải Phòng quân Pháp vẫn chiếm đóng để hoàn tất chiến dịch rút hết quân vào Nam. Một số tấm ảnh còn lưu lại (chủ yếu trên trang mạng “Mạnh Hải”) cho chúng ta thấy được phần nào không khí Tết Giải phóng cách đây đã 65 năm trước ở Hà Nội.
Sau 9 năm kháng chiến, Thủ đô Hà Nội mới sạch bóng quân thù, hòa bình được lập lại và Nhà hát Lớn Thành phố tràn ngập Quốc kỳ và hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh mới chính thức trở về Thủ đô ngày 1/1/1955
Trước đó 10 năm, ngày 5 Tết Bính Tuất (ngày 6/2/1946) sau ngày nước nhà Độc lập, lần đầu tiên trong lịch sử người dân đổ về kỷ niệm trận Đống Đa mang ý nghĩa kỷ niệm Chiến thắng của Hoàng đế Quang Trung đại phá quân Thanh năm Kỷ Dậu, năm 1789
Chợ hoa vẫn họp ở Hàng Lược và quanh Hồ Gươm
Vẫn là chợ Đồng Xuân đông đúc như xưa trong phiên chợ Tết nhưng nhìn kỹ thấy bóng dáng rất nhiều anh Bộ đội Cụ Hồ đã giữ trọn lời thề của ngày đầu Xuân Đinh Hợi (năm 1947) khi rút lên chiến khu trường kỳ kháng chiến quyết hẹn ngày về
Nhưng phải đến ngày mùng 5 Tết Ất Mùi, người dân Hà Nội mới được tổ chức lại đại lễ này sau 9 năm kháng chiến trường kỳ tại gò Đống Đa, cũng như ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Những ông đồ gò lưng viết câu đối Tết bên những giò thủy tiên
Những ông đồ gò lưng viết câu đối Tết bên những giò thủy tiên
Nhà nhà vẫn quây quần bên mâm cỗ cúng gia tiên nhưng có thêm những người thân mặc áo lính từ chiến khu mới về…
Các rạp chiếu phim năm ấy có tuần lễ phim Trung Quốc, tại Rạp “Thủ Đô” (phố Lương Văn Can) chiếu phim giới thiệu Đại hội Thể thao Bát Nhất của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa. Nhưng tất cả sự yên bình ấy cũng chuẩn bị cho những thử thách đầy gian nan và thay đổi to lớn của Đất nước và Thủ đô… để 2 thập kỷ sau đó mới được hưởng ngày Tết Hòa bình - Thống nhất ( Bính Thìn - năm 1976).
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận