Đời sống

Thả 53 con khỉ mặt đỏ, tê tê Java... quý hiếm về rừng ở Đồng Nai

01/11/2023, 09:10

Đợt này lực lượng chức năng đã thả về rừng 53 cá thể động vật quý hiếm như rùa núi vàng, khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi dài, rùa ba gờ, rùa rang, tê tê Java, trăn gấm…

Ngày 1/11, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) vừa phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TP.HCM thả 53 cá thể động vật hoang dã, quý hiếm về môi trường tự nhiên. Vị trí thả các động vật hoang dã, quý hiếm thuộc lâm phận do Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai quản lý.

Thả 53 cá thể hoang dã gồm rùa núi vàng khỉ mặt đỏ... quý hiếm về rừng - Ảnh 1.

Thả 53 cá thể quý hiếm về lại rừng tự nhiên.

Cụ thể 53 cá thể động vật hoang dã được thả về tự nhiên đợt này có nhiều loài thuộc nhóm quý hiếm như: rùa núi vàng, khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi dài, rùa ba gờ, rùa rang, tê tê Java, trăn gấm…

Các cá thể này do tổ chức, cá nhân tự nguyện bàn giao cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM để thả về tự nhiên.

Clip: 53 cá thể động vật hoang dã quý hiếm được thả về rừng tự nhiên

Theo Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, từ đầu năm 2023 đến nay, đã có 20 loài với hơn 300 cá thể động vật hoang dã được thả về tự nhiên. 

Trong đó, có nhiều cá thể thuộc loại quý hiếm như: kỳ đà vân, kỳ đà hoa, khỉ đuôi dài, khỉ đuôi lợn, tê tê Java, trăn đất, trăn gấm, khỉ mặt đỏ, vượn má hung, cu li nhỏ…

Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai có diện tích trên 100.000ha. Tại đây có 1.552 loài thực vật cùng 1.781 loài động vật quý, hiếm và nơi đây thuộc tiểu vùng bảo tồn sinh thái khẩn cấp, là một trong 200 vùng sinh thái quan trọng thế giới.

Khu bảo tồn còn là sinh cảnh ưu tiên được xác định bởi Quỹ Bảo tồn Việt Nam. Đây là nơi được coi là mảnh rừng mưa nhiệt đới cuối cùng của miền Nam Việt Nam. Năm 2011, Khu bảo tồn được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai.

Vì sao không nên mở đường xuyên Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Đồng Nai?Vì sao không nên mở đường xuyên Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Đồng Nai?

Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chọn phương án kết nối Bình Phước - Đồng Nai đi qua vùng đệm, không mở đường xuyên vùng lõi rừng.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.