Nhà báo Thành Lân |
Dễ vì ai cũng có thể nói được về một tương lai không mấy sáng sủa đối với truyền hình truyền thống (truyền thống về phương tiện truyền dẫn phát sóng, như phát sóng qua vệ tinh, qua cáp…).
Sống trong thời đại công nghệ thay đổi hàng ngày, trong lúc rất nhiều hãng truyền thông trên thế giới vật vã tìm hướng đi, thậm chí bế tắc, đóng cửa, có nhiều đơn vị đã bật lên rất mạnh mẽ và nhanh chóng.
Mới đây, khi trả lời phỏng vấn về Giải báo chí Quốc gia 2018, một lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam có nói về một số điểm chưa phù hợp của quy chế xét giải, cần phải sửa đổi cho năm sau. Đó là một tác phẩm truyền hình của báo Tuổi trẻ có chất lượng rất tốt nhưng không được trao giải vì giải này chỉ dành cho các cơ quan truyền hình. Câu chuyện đáng chú ý ở đây là góc độ loại hình báo chí. Quả là thú vị một tờ báo in lấn sân sang lĩnh vực truyền hình và xuất bản tác phẩm báo chí ấy trên báo điện tử, tức là trên nền tảng internet.
Trở lại câu hỏi ở trên, thật khó tách bạch từng vấn đề nhưng tựu chung lại chúng ta có thể nhận thấy, chúng ta đang sống trong một thời đại mà công nghệ thay đổi hàng ngày, thay đổi đến chóng mặt. Chúng ta đã chứng kiến những gã khổng lồ sụp đổ chỉ sau một đêm bởi một lý do cực kỳ đơn giản là không theo kịp bước tiến của công nghệ.
Truyền hình truyền thống đối mặt nhiều thách thức trong kỷ nguyên cách mạng 4.0 - Ảnh: Tạ Tôn |
Vì vậy, trong tương lai mà bắt đầu ngay từ bây giờ, các cơ quan báo chí, để tồn tại phải tự nắm bắt được sự tiến bộ của công nghệ và để phát triển thì phải đoán định được xu thế phát triển của công nghệ. Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi một đài truyền hình lại có cả tạp chí in lẫn báo điện tử. Một đài phát thanh lại có cả truyền hình, báo điện tử lẫn báo in. Và một tờ báo in lại đầu tư phát triển báo điện tử, và trên nền tảng điện tử đó, họ phát triển truyền hình cũng rất thành công. Thậm chí, chỉ với một smartphone, một cá nhân cũng có thể làm một sản phẩm truyền hình trực tiếp (livestream) ra toàn thế giới.
Hiện, một tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam đang ấp ủ và bắt đầu triển khai một dự án phát thanh cực “khủng” trên nền tảng internet… Liệu chúng ta có tin được xu thế này không, tin được phát thanh sẽ trở lại thời kỳ hoàng kim? Nếu là người có hiểu biết về công nghệ, câu trả lời thức thời và an toàn nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 “mọi thứ đều có thể”!.
Cũng vì thế, không chỉ với truyền hình mà mọi loại hình báo chí truyền thống đều đang phải đối mặt với những thách thức cực kỳ lớn trong việc thu hút khán giả/độc giả. Do đó, việc đặt câu hỏi rằng truyền hình truyền thống sẽ đi về đâu có vẻ hơi bi quan, tiêu cực. Câu trả lời đã có là mọi cơ quan báo chí sẽ phải phát triển theo mô hình đa phương tiện. Đa phương tiện không nên hiểu theo một cách máy móc cơ học là có cả loại hình báo điện tử, có cả truyền hình mà nên hiểu theo cách tích hợp tất cả các loại hình đó trên một tác phẩm báo chí cụ thể.
Bây giờ E-Magazine đã được áp dụng tương đối thông dụng trên các báo điện tử hàng đầu. Nhưng cách đây khoảng 7 năm, khi còn phụ trách một tờ báo điện tử, lần đầu tiên tôi được tiếp cận một sản phẩm báo chí dưới dạng infographic của New York Times. Phải thú nhận rằng, tôi đã rất kinh ngạc, không hiểu vì sao người ta lại có thể tích hợp cả ảnh, đồ hoạ, tin tức dưới dạng text và cả video clip trong một tác phẩm báo chí. Và tôi cũng không biết phải gọi tên đó là sản phẩm gì.
Vì vậy, theo viễn kiến hạn hẹp của tôi, với những cơ quan báo chí nhạy bén, tất cả những thách thức, thực ra là những cơ hội nếu chúng ta nắm bắt được xu thế, công nghệ và internet chỉ là phương tiện để truyền tải thông tin. Công nghệ giúp chúng ta thực hiện những tác phẩm báo chí và truyền tải nó đến công chúng nhanh chóng và dễ dàng hơn trước rất nhiều.
Phó giám đốc Kênh Truyền hình VTC16
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận