Việc rải nhựa trên mặt đường ẩm ướt và đọng nước còn nguy hiểm hơn nữa, chỉ cần qua khoảng 6 - 12 tháng là mặt nhựa có thể bong tróc, lột nguyên lớp thảm bê tông nhựa |
Theo ông Hùng, nếu thảm nhựa trên mặt đá cấp phối không đều, có ổ gà, ổ voi, khi lu lèn nhựa độ chặt sẽ không đều. Sau một thời gian phương tiện lưu thông sẽ xuất hiện ổ gà, ổ voi. Việc rải nhựa trên mặt đường ẩm ướt và đọng nước còn nguy hiểm hơn nữa, chỉ cần qua khoảng 6 - 12 tháng là mặt nhựa có thể bong tróc, lột nguyên lớp thảm bê tông nhựa, vì sự kết dính giữa lớp bê tông nhựa và lớp đá cấp phối đã được tưới nhựa bám thấm gần như không có.
“Ai cũng hiểu, việc làm này gây thiệt hại lớn cho xã hội khi mà các chủ phương tiện bỏ tiền nộp lệ phí nhưng lại có nguy cơ phải lưu thông trên tuyến đường không đảm bảo chất lượng và hư hỏng. Tuy nhiên, theo tôi, nhà thầu sẽ chịu thiệt trước tiên và lớn nhất. Nếu chỉ 6 -12 tháng đang trong thời gian bảo hành, mặt đường nhựa bị bong tróc, dứt khoát nhà thầu phải xới lên, thi công lại. Trong khi đó, kinh phí cho khối lượng bê tông nhựa luôn chiếm tỷ tệ cao nhất trong tổng giá trị gói thầu. Nếu cứ làm ẩu, hư hỏng hàng loạt, nhà thầu sẽ đối mặt với nguy cơ bị phá sản”, ông Hùng nói.
Nếu sau thời gian bảo hành mới phát sinh sụt lún và bong tróc mặt đường bê tông nhựa, việc thu phí hoàn vốn có thể sẽ không đủ để thực hiện công tác bảo dưỡng đường. Bộ GTVT đã nhiều lần xử lý nghiêm nhiều dự án, yêu cầu dừng thu phí để khắc phục hậu quả.
Cũng theo ông Hùng phải tính đến độ kết dính và đàn hồi của bê tông nhựa trong một thời gian nhất định, người ta gọi đó là “biến dạng dư”. Ví dụ, theo thiết kế, tiêu chuẩn đường cấp 1 là 10 -15 năm, đường cấp 2 là 15 - 20 năm mới xảy ra tình trạng trồi lún. Khi khai thác phải đảm bảo thời gian như thiết kế thì độ “biến dạng dư” mới đạt tiêu chuẩn. Để đảm bảo được như vậy, khi phát hiện nhà thầu thi công không đúng quy trình, chất lượng, ngay lập tức phải xới lên, cào bỏ lớp bê tông nhựa thi công lại, không thể chắp vá đối phó được.
Văn Tư
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận