Việc mất đi "một nửa" hoặc thất tình gia tăng gấp đôi nguy cơ bị bệnh tim hoặc đột quỵ của một người (Ảnh minh họa: Health News) |
Đau tim khi thất tình
Cụm từ "trái tim tan vỡ" thường được nhắc đến với nghĩa bóng để chỉ tình trạng đau khổ sau khi chia tay. Tuy nhiên trên thực tế, đau tim theo nghĩa đen, cùng với chứng trầm cảm và chán ăn cũng là những tác dụng phụ bạn gặp phải khi mất đi người yêu, người thân, theo tin tức trên báo VnExpress.
Bất cứ ai từng trải qua cảm giác đau khổ khi chia tay hoặc sự ra đi của người thân đều biết rằng "cảm giác vỡ tim" không chỉ là một thuật ngữ khoa trương. Sự đau đớn và những cảm giác đi kèm như nỗi buồn, sự tuyệt vọng thật sự rất khó chịu và nó có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất của chúng ta.
Trên thực tế, hầu hết mọi trường hợp đưa đến phòng cấp cứu sau khi chia tay người yêu đều được chẩn đoán là bị đau tim. Hiện tượng trên còn được gọi là bệnh căng thẳng cơ tim, là tình trạng yếu đi đột ngột ở các cơ tim do tình trạng căng thẳng nghiêm trọng gây ra. Nó đi kèm với các triệu chứng tương tự như một cơn đau tim, đó là khó thở, đau ngực và tụt huyết áp.
Nhưng trong khi một cơn đau tim thực sự sẽ gây tổn thương vĩnh viễn cho tim, tác dụng của hội chứng tim tan vỡ chỉ là tạm thời.
Có thể gây chết người
Trước đó, theo một nghiên cứu của Đại học London đối với hơn 30.000 người Anh, nguy cơ bị bệnh tim hoặc đột quỵ của một người sẽ tăng lên gấp đôi trong tháng đầu tiên sau khi họ mất đi "một nửa" của mình.
Theo tin tức trên Vietnamnet, phát hiện này đã cung cấp thêm bằng chứng cho thấy, việc mất người yêu hay thất tình không chỉ gia tăng nguy cơ trầm cảm hoặc lo âu, mà còn có thể làm suy yếu các hệ thống phòng thủ của cơ thể trước đủ loại bệnh tật, từ cảm lạnh thông thường tới ung thư.
Các bác sĩ gọi đây là hội chứng "trái tim tan vỡ" vì bất kỳ ai cũng đối mặt nguy cơ bị chết ngay trong năm vừa mất đi người yêu thương cao gấp 6 lần bất kỳ thời điểm nào khác. Hiện tượng này đã giúp lý giải tại sao nhiều quả phụ và người đàn ông góa vợ đã chết trong vòng vài tháng sau người bạn đời của mình.
Nguy cơ bị bệnh tim hoặc đột quỵ của một người sẽ tăng lên gấp đôi trong tháng đầu tiên sau khi họ mất đi "một nửa" của mình (Ảnh minh họa) |
Trong báo cáo nghiên cứu được công bố, các tác giả đã trích dẫn ví dụ một số cái chết của những người nổi tiếng tiếp sau sự ra đi của vợ/chồng họ. Chẳng hạn như, năm 2005, cựu Thủ tướng Anh James Callaghan qua đời vì bệnh viêm phổi ở tuổi 92, chỉ 11 ngày sau cái chết của vợ - bà Audrey, 67 tuổi. Năm 2003, ca sĩ Johnny Cash cũng không qua khỏi các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, chỉ 4 tháng sau sự ra đi của người bạn đời.
Có nhiều nguyên nhân phức tạp dẫn tới hội chứng trái tim tan vỡ, nhưng sự sản sinh cortisol được cho là một trong những căn nguyên lớn nhất. Cortisol là một chất hóa học do tuyến thượng thận giải phóng ra như một phần phản ứng "đương đầu hoặc bỏ chạy" của chúng ta trước nguy hiểm.
Sự bùng nổ sản sinh cortisol làm gia tăng lượng đường trong máu khiến các cơ của chúng ta hoạt động nhanh hơn. Điều đó mang đến nhiều năng lượng hơn cho bộ não và đẩy nhanh sự hồi phục của các vết thương.
Khi chủ nhân đối mặt với những nỗi đau khổ vì tình cảm dài hạn. Khi đó, hoóc môn này có thể tích tụ cao tới mức nguy hiểm trong máu, ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể, dẫn tới tình trạng rụng tóc, áp huyết cao, tiểu đường, hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị nhiễm trùng, mắc các bệnh cảm thông thường, hen suyễn, đau tim, đột quỵ hay ung thư.
Các chuyên gia tâm lý cũng cho biết rằng, dồn nén cảm xúc lâu ngày có thể khiến chúng ta rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc mắc phải các vấn đề về tâm lý. Thay vì giữ những tâm sự cho riêng mình, bạn nên tìm ai đó để chia sẻ và suy nghĩ một cách sáng suốt hơn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận