Kinh tế

Thay đổi và thách thức trong phát triển bền vững nguồn dinh dưỡng thủy sản

08/01/2023, 15:03

Nhu cầu về nguồn thức ăn thủy sản thay thế, rẻ hơn, chất lượng cao cũng ngày càng tăng.

Việc cung cấp thực phẩm cho dân số ngày một tăng nhanh càng trở nên phức tạp hơn. Vì theo báo cáo ước tính rằng lượng thủy sản tiêu thụ sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050.

Để đáp ứng những nhu cầu này, các nhà sản xuất sẽ phải tìm ra các giải pháp hiệu quả, bền vững và tiết kiệm chi phí để nuôi trồng thủy sản.

img

Nhu cầu sử dụng thực phẩm chất lượng cao ngày càng tăng. Nguồn: VASEP

Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu về nguồn thức ăn thủy sản thay thế, rẻ hơn, chất lượng cao cũng ngày càng tăng. Song song, các khoản đầu tư cho sự đổi mới vào việc cung cấp giải pháp thay thế quy trình sản xuất thức ăn thủy sản truyền thống nay đã mang lại một số kết quả đầy khả thi.

Bằng chứng là sự ra đời của các dòng sản phẩm mang nhiều tính năng vượt trội, giúp cho hộ nuôi cải thiện hiệu suất nuôi trồng rõ rệt.

Xu hướng sử dụng các giải pháp dinh dưỡng khác nhau trong thức ăn thủy sản: từ phụ gia bổ sung enzyme, phốt pho hỗ trợ sự phát triển của vật nuôi đến ứng dụng giải pháp sinh học mới nhằm cải thiện môi trường nuôi, tích hợp trong sản phẩm thức ăn nhanh chóng tạo nên những chuỗi giá trị kinh tế mới cho ngành thủy sản hiện tại.

Hơn thế nữa, việc sử dụng các nguyên liệu mới thay thế cho nguồn nguyên liệu truyền thống đã nhanh chóng giảm việc sử dụng của các thành phần không rõ nguồn gốc. Điều này đã góp phần kéo chất lượng thủy sản Việt Nam đi xuống trong những năm về trước, đồng thời giảm thiểu áp lực đối với nguồn tài nguyên thủy sản.

Nguyên liệu thay thế còn có thể tối thiểu hóa sự phát sinh các chất độc hại và các chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.

img

Sử dụng thức ăn thủy sản được chứng nhận nguồn gốc giúp hộ nuôi tiết kiệm được nhiều chi phí.

Tuy nhiên, các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật (bã đậu nành, khoai mì lát, lúa mì…) và các sản phẩm phụ từ động vật (bột cá, dầu cá, bột gia cầm…) chủ yếu được sử dụng trong thành phần thức ăn thủy sản, đã phải đặt sự phụ thuộc rất lớn vào hệ sinh thái nông nghiệp trên cạn, vốn có những lo ngại về tính bền vững từ lâu.

Do đó, ngành thức ăn thủy sản cũng cần tìm nhiều hơn nữa các giải pháp cho sự phát triển các nguyên liệu thô thay thế bền vững, và tính năng trong thức ăn thủy sản cũng cần phải linh hoạt và nhất quán hơn.

img

Ngành thủy sản Việt Nam cần nhiều hơn những buổi hội thảo nhằm giúp hộ nuôi nâng cao kiến thức nuôi trồng thủy sản.

Để phát triển bền vững nguồn thủy sản chất lượng, có một số đề xuất mà các doanh nghiệp, ban ngành có thể thực hiện:

Đảm bảo việc nuôi trồng thủy sản được thực hiện theo những quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn. Điều này giúp đảm bảo sự an toàn và chất lượng của thức ăn thủy sản.

Sử dụng các kỹ thuật nuôi một cách bền vững, bao gồm việc nuôi trong các hồ nuôi tự nhiên hoặc các hồ nuôi chuyên dụng.

Xây dựng và duy trì các hệ thống xử lý rác thải từ các hoạt động nuôi trồng và sản xuất thức ăn thủy sản. Điều này giúp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và ngăn ngừa sự lây lan của các loại bệnh trên thủy sản.

Hỗ trợ và huấn luyện kỹ năng nuôi trồng thủy sản cho hộ nuôi và kỹ thuật sản xuất mới đối với các nhà sản xuất thức ăn thủy sản.

Để đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững mà Chính phủ đã đề cập, cùng các sáng kiến chính để bảo vệ và phục hồi môi trường, hộ nuôi và doanh nghiệp thủy sản cần phải có các khái niệm mới trong nuôi trồng và sản xuất.

Từ đó, giải quyết nhu cầu ngày càng tăng này và cung cấp đủ số lượng thực phẩm chất lượng cao trong tương lai.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.