Nhân sự kiện mất tích bí ẩn của chuyến bay MH370 của Malayxia, tạp chí Công nghệ thông tin (BCSD) của Mỹ đã cập nhật 2 sự kiện được xem là "đen tối nhất" liên quan đến thời kỳ chiến tranh lạnh làm dư luận người ớn lạnh.
Chuyến bay 007: 269 người chết kể cả thượng nghị sỹ Mỹ
Vụ tai nạn xảy ra ngày 1/9/1983 đối với máy bay Boeing 747, chuyến bay 007 của hãng hàng không Hàn Quốc đang trên đường từ New York về Seoul qua Anchorage là vụ tai nạn kinh hoàng nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, lỗi là do thông tin liên lạc và máy tính gây ra.
Hệ thống điều khiển của máy bay có bốn chế độ cơ bản, nếu các máy bay Boeing 747 đã vượt quá 7,5 dặm (12 km) so quy định và khi chế độ được chuyển mạch thì nó vẫn cứ hoạt động theo chế độ cũ đã có, chính sự bất cập này đã làm cho máy bay chệch tuyến đường đã chỉ định. Khoảng 10 phút sau khi cất cánh, máy bay Boeing 747 bắt đầu bay lệch về phía bắc. Đường bay mới sẽ đưa Boeing 747 sang bán đảo Kamchatka thuộc không phận Liên Xô. Vào thời điểm này, căng thẳng giữa Liên Xô và phương Tây đã lên tới đỉnh điểm. Hậu quả, chuyến bay 007 đã bị nhận dạng nhầm với một chiếc máy bay từ một tàu khu trục gần đó của Mỹ, và bị bắn hạ bởi máy bay tiêm kích đánh chặn Su-15 gần đảo Moneron, phía tây đảo Sakhalin, thuộc vùng Biển Nhật Bản do thiếu tá Gennadi Osinovich điều khiển. Toàn bộ 269 hành khách và phi hành đoàn bị thiệt mạng, trong đó có cả thượng nghị sĩ Mỹ, Lawrence McDonald.
Chuyến bay 007 qua nét vẽ của hoạ sỹ |
Ban đầu, phía Liên Xô phủ nhận liên quan đến sự cố, nhưng sau đó đã thừa nhận, và cho rằng chiếc phi cơ trên đang trong một nhiệm vụ gián điệp. Liên Xô cho rằng đây là một sự khiêu khích có chủ đích của Mỹ nhắm vào Liên Xô, hoặc thậm chí là khiêu khích gây chiến. Mỹ buộc tội Liên Xô gây cản trở công việc tìm kiếm và cứu trợ. Quân đội Xô viết giữ kín các bằng chứng tìm kiếm được bởi Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, tiêu biểu là hộp đen và được ban bố 8 năm sau đó.
Theo tờ Thời báo New York, chuyến bay định mệnh 007 có nhiều điều đặc biệt, kể cả hành khách lẫn tổ lái, có phi hành đoàn đông bất thường, thêm 6 thành viên thực tập. 12 hành khách ở khoang hạng nhất hay ở hạng thương gia gần như 80 ghế không hề có người ngồi và có tới 22 trẻ em dưới 12 tuổi . Nghị sĩ Mỹ Larry McDonald từ bang Georgia, Chủ tịch thứ hai của nhóm chống Cộng bảo thủ John Birch Society cũng có mặt trên chuyến bay. Nghe nói còn có một số VIP như thượng nghĩ sĩ Jesse Helms (North Carolina,), thượng nghị sĩ Steven Symms (Idaho) , những người này dự định cùng thượng nghị sĩ McDonald tới Seoul để tham dự lễ kỉ niệm 30 năm Hiệp ước Phòng thủ chung Mĩ - Hàn, thậm chí cả Cựu Tổng thống Nixon được cho là sẽ đi cùng, ngồi cạnh McDonald nhưng tất cả những người này đã không đi.
2. Chuyến bay 665: 290 người chết do thuỷ thủ tuần dương hạm không biết sử dụng hệ thông tác chiến
Vào ngày 3/7/1988, tức là cuối giai đoạn của cuộc chiến tranh Iran-Iraq, một vụ tai nạn kinh hoàng đã xảy ra đối với chuyến bay 665 Airbus của hãng hàng không Iran đang trên đường đi từ Bandar Abbas đến Dubai, bị máy bay chiến đấu F-14A Tomcat đang hoạt động trên eo biển Hormuz xác định nhầm, và bị hai tên lửa đất đối không từ tàu tuần dương hạm USS Vincennes của Hải quân Mỹ bắn trúng. Những năm cuối thập kỷ 80, trên vùng biển Iran có rất nhiều tàu Vincennes của Mỹ đồn trú nên thảm kịch nói trên đã gây ra nhiều tranh cãi. Chính phủ Iran khẳng định, vụ việc này là sơ suất, còn chỉ huy tàu Vincennes, tướng William C. Rogers III đã bị chỉ trích là "thiếu trách nhiệm" và "hiếu chiến".
Máu đổ sau chuyến bay 665 |
Đầu tiên, các thủy thủ của tàu Vincennes không biết cách sử dụng hệ thống tác chiến Aegis mới được trang bị (Aegis - viết tắt của cụm từ tiếng Anh Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment, có nghĩa Bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không trên mặt đất, được hiểu đơn giản hơn là lá chắn, nhằm đối phó với các tình huống trong chiến đấu, đặc biệt ưu tiên cho tính năng phòng thủ tên lửa đạn đạo liên lục địa BMD). Hậu quả thủy thủ của Vincennes xác định nhầm, coi máy bay dân sự giống như máy bay chiến đấu, thậm chí khi đã bắn trúng, máy bay đang rơi thì phía hải quân Mỹ vẫn còn khẳng định máy bay đang hạ độ cao.
Trước đó, Matt Jaffe, một kỹ sư tham gia thiết kế Aegis, đã cảnh báo sự phức tạp của việc đọc độ cao trên hệ thống này và cho rằng cần phải có một chỉ số được cài đặt để tránh nhầm lẫn cho dù là phải làm thủ công. Đáng tiếc, đề suất này của Matt Jaffe đã bị bỏ qua và cuối cùng tai họa đã đổ lên những hành khách vô tội, toàn bộ 290 người (trong đó có 66 trẻ em) đã bị thiệt mạng.
Sau sự kiện trên Mỹ đã bị cáo buộc che đậy sai lầm, trốn tránh trách nhiệm nhưng do sức ép của dư luận cuối cùng, Lầu Năm Góc đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Iran, đồng ý bồi thường 61,8 triệu USD cho các gia đình nạn nhân. Đổi lại, Mỹ đã không bao giờ thừa nhận sai lầm của mình hay xin lỗi sự cố do họ gây ra. Đây cũng là bài học đắt giá trong việc ứng dụng các kỹ thuật mới, đặc biệt là trong lực tin học, đo lường và tự động hóa trên các thiết bị hàng không hiện đại.
Khắc Nam (Theo BCSD)
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận