Trong bài viết nhận định về thị trường tiêu dùng Việt Nam đầu năm 2015, ông Vaughan Ryan - Giám đốc điều hành Nielsen Việt Nam bình luận: “Cách người ta trao đổi thông tin tại Việt Nam đã rất khác xưa, tất cả đều dùng điện thoại trong tay, hoặc để cách đầu khi đi nằm chỉ khoảng một tầm tay, để có thể check mail trước khi ra khỏi giường. Nhiều người luôn luôn online, trung bình 15,5 giờ/người/ngày lên mạng. Đọc tin tức trên mạng, xem tivi cũng trên mạng… Họ chính là thế hệ smartphone. Nhiều người đang có ít nhất 3 công cụ trên tay: laptop, iPhone, iPad… 5 năm trước đây, nếu tôi hỏi các bạn muốn mất cái gì, mất ví hay mất điện thoại? Bạn có thể chấp nhận mất điện thoại hơn là mất ví. Nhưng bây giờ, đôi khi tất cả những thứ quan trọng nhất nằm trong điện thoại di động”.
“Đúng, mình sẵn sàng mất tiền hơn là mất chiếc điện thoại này”, anh Nguyễn Công Thắng (37 tuổi), nông dân thứ thiệt tại một vùng quê ở tỉnh Hưng Yên cho biết. Trong tay anh là một chiếc smartphone có giá khoảng 3 triệu đồng nhưng màn hình tới 4,5 inch. Anh Thắng đang sở hữu một trang trại trồng các loại cây ăn quả và ao nuôi ba ba. Ngoài việc dùng di động để đọc tin tức liên quan đến việc mình làm, anh còn bắt kịp trào lưu của giới trẻ khi có một tài khoản Facebook và thường xuyên vào các nhóm chuyên ngành để trao đổi thông tin cũng như cách thức làm ăn với những bạn bè trên mạng.
Anh nông dân này chia sẻ, trước chỉ có vào máy tính ngoài hàng mới có mạng Internet thì giờ “con di động” kết nối 3G Viettel của anh cũng vào mạng vù vù, mà lại mang đi được khắp mọi nơi. Thêm nữa, anh muốn hỏi bạn bè “khắp mọi nơi” cái gì cũng dễ vì lúc nào cũng có thể online với 3G được. Anh tâm sự, chi phí 70.000 đồng/tháng cho một gói cước 3G dùng tẹt ga không đắt nếu so với những tiện ích về thông tin, giải trí được sử dụng. “Ở làng tôi, cuộc sống của rất nhiều thanh niên đã thay đổi với cái điện thoại có kết nối 3G. Cũng chỉ là vào mạng Internet thôi nhưng tiền bỏ ra được căn chuẩn rồi và có thể sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc khiến mọi thứ khác hẳn. Với những người ở vùng núi, nhờ 3G và smartphone giá rẻ, họ được tiếp xúc với một thế giới hoàn toàn khác mỗi ngày”, anh Thắng tâm sự.
Với gia đình chị Nguyễn Thị Hương (Quỳnh Lưu, Nghệ An), chiếc smartphone lại trở thành cầu nối của cả gia đình với người chồng đang làm việc theo diện xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Trong một lần về thăm quê, chồng chị đã sắm một chiếc smartphone, sau đó cài một ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí, vốn rất phổ biến hiện nay.
Từ đó, chị, cậu con trai 5 tuổi và cả bố mẹ chồng thường giữ được liên lạc với ông xã mỗi ngày, chỉ mất vài chục nghìn/tháng tiền 3G. “Trước đây, bố mình cũng từng đi xuất khẩu lao động, cả năm trời may ra mới dám gọi điện về nhà một lần trong dịp Tết để chúc mừng năm mới gia đình vì chi phí tốn kém. Bây giờ, ngày nào cả nhà cũng nói chuyện với chồng mình, có hôm cả tiếng đồng hồ. Mừng nhất là con trai mình vẫn được bố bảo ban, dạy dỗ mỗi ngày. Khoảng cách xa xôi về mặt địa lý từ đó cũng rút ngắn hơn”.
Quỳnh Anh Shyn – cô hotgirl Hà Thành với gần 800.000 người theo dõi trên Facebook thì tiết lộ, vật bất ly thân khi ra đường là chiếc iPhone 6 Plus online 3G Viettel chứ không phải là ví tiền hay bộ đồ trang điểm. Cô gái này nói vui: “Tiền và đồ trang điểm có thể xoay sở được chứ không có điện thoại thì mất liên lạc với ‘thế giới’, đặc biệt là muốn selfie và chia sẻ với bạn bè thì phải làm sao?”. Quỳnh Anh Shyn chia sẻ, giới trẻ luôn muốn kết nối ở mọi lúc mọi nơi nên thường sẽ chọn 3G của nhà mạng nào ổn định, sóng khoẻ và rộng khắp, “nếu đi đến địa điểm ở xa, độc đáo mà selfie xong lại không có 3G để up Facebook thì còn gì vui nữa”.
Trên thực tế, Quỳnh Anh Shyn, anh Thắng, gia đình chị Hương là những gương mặt của một thế hệ gắn liền với sự phổ biến của mạng 3G ở khắp mọi nơi và smartphone giá rẻ. Cuộc sống của họ gắn chặt với chiếc smartphone bởi nó đem lại cho họ cả công việc, giải trí, lẫn niềm vui mỗi ngày. Nếu như trước đây, mạng Internet chỉ giới hạn trên máy tính thì nhờ sự phổ cập của 3G, đặc biệt là Viettel – nhà mạng đem 3G tốc độ cao, ổn định đến cả những vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo… ngay cả nông dân hay nhiều người vùng cao cũng có thể gia nhập “thế hệ smartphone”.
Nhờ sự tiên phong phủ sóng 3G của nhà mạng quân đội tới mọi ngõ ngách của đất nước, các mạng di động khác cũng chạy đua phủ sóng 3G càng làm cho “thế hệ smartphone” có đất phát triển mạnh mẽ. Cùng với việc góp phần tạo ra “thế hệ smartphone”, Viettel chiếm đến hơn 50% thị phần 3G tính đến cuối năm 2014 với hơn 14 triệu người dùng. Nhà mạng này cũng chiếm hơn 50% tổng số trạm 3G của toàn Việt Nam (hơn 29.000 trạm đến cuối năm 2014).
Thế nhưng, các mạng di động lớn mà đi đầu là Viettel không chỉ dừng lại ở việc phát triển 3G với vùng phủ sóng rộng khắp. Đầu năm 2015, nhà mạng quân đội sẽ hoàn tất việc nâng cấp mạng 3G lên tốc độ truy cập tối đa 42 Mbps tại trung tâm các tỉnh, thành phố trên cả nước. Ở điều kiện tốt nhất, khách hàng của nhà mạng nầy có thể tới một bài hát MP3 dung lượng 5 MB trong 1 giây. Kể từ đây cuộc chạy đua cùng “thế hệ smartphone” giữa các nhà mạng lại có những khúc ngoặt mới, mà không còn ở vùng phủ sóng 3G nữa.
Nguyễn Tuấn
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận