Chiều 27/7, ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, Bến Tre đã có quyết định quy định khung giờ của một số hoạt động trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính Phủ. Trong đó, khung giờ người dân không được ra đường từ 18h - 5h sáng ngày hôm sau.
Khung giờ cho người dân đi chợ: Sáng từ 6h - 10h, chiều từ 14h - 17h hằng ngày, tuy nhiên phải có các loại giấy tờ theo quy định. Thời gian áp dụng từ 6h ngày 28/7. Đối với các trường hợp khác như: cấp cứu, đi mua thuốc trị bệnh, thi hành công vụ, chuyên chở hàng hóa thiết yếu... mới được ra đường.
Nhiều tỉnh ĐBSCL áp dụng biện pháp không ra đường từ 18h - 6h sáng hôm sau.
Tại Long An, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Út yêu cầu mọi người dân trên địa bàn tỉnh hạn chế tối đa ra đường, các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa từ 18h - 6h ngày hôm sau. Thời gian thực hiện từ 18h ngày 27/7.
Trừ các trường hợp sau: cấp cứu, lực lượng làm công tác phòng, chống dịch hoặc các lực lượng hỗ trợ theo yêu cầu điều phối để phòng, chống dịch bệnh của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.
Cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả công tác phát hành báo; các phương tiện vận chuyển hàng hoá thiết yếu; phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch; phương tiện vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, hàng hoá xuất nhập khẩu được ra đường vào những giờ này.
Nhiều tỉnh ĐBSCL số ca bệnh ghi nhận hàng ngày liên tục tăng
Theo ông Út, sau 8 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ trên phạm vi toàn tỉnh, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, khó lường và khó dự báo, số ca bệnh ghi nhận hàng ngày liên tục tăng và ở mức rất cao.
Còn tại Tiền Giang, việc áp dụng biệp pháp người dân không ra đường từ 18h - 6h sáng hôm sau, được thực hiện từ ngày 27/7. Sau khung giờ này, người dân được ra đường trong trường hợp thật sự cần thiết theo quy định của Chỉ thị 16; trừ trường hợp cấp cứu, phòng, chống dịch, công vụ…
Tại An Giang, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, số ca nhiễm trong cộng đồng liên tục gia tăng.
Chốt kiểm soát dịch TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Để kiểm soát chặt chẽ sự lây nhiễm, chủ động ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh,bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu kể từ 18h cho đến 5h sáng hôm sau, tất cả người dân trên địa bàntỉnh không được phép ra đường kể cả đường bộ và trên sông.
Trừ trường hợp thật cần thiết gồm cấp cứu, công vụ, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch hoặc thực hiện nhiệm vụ cấp bách theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Thời gian áp dụng kể từ ngày 27/7 đến khi có thông báo mới.
Tương tự, tại Hậu Giang, Chủ tịch UBND tỉnh này đề nghị từ ngày 27/7 đến 2/8, người dân tuyệt đối không ra đường kể từ 18h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau.
Trừ các trường hợp cấp cứu, lực lượng làm công tác phòng, chống dịch, thiênn tai, cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo đài.
Các lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đô thị, xử lý sự cố về điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỷ thuật, các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu, phương tiện đưa đón lực lượng làm nhiệm vụ, công nhân tại các doanh nghiệp đang thực hiện “1 cung đường-2 điểm đến:, phương tiện vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu, các cử hàng bán lẻ xăng, dầu, gas.
Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cũng ký ban hành văn bản yêu cầu người dân từ ngày hôm nay đến hết ngày 1/8, không ra đường trong khoảng thời gian từ 18h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận