Showbiz

Thí sinh mồ côi của Mr World Vietnam: Tôi sống nhờ tình thương bạn bè, cậu mợ và hàng xóm

Thí sinh mồ côi Trần Khánh Dĩ chia sẻ việc mình "ăn nhờ ở đậu" nhà cậu mợ, bán đề cương học, phụ việc căng tin để mưu sinh.

Năm anh 12 tuổi, mẹ mất và sau đó 5 năm, cha của Trần Khánh Dĩ cũng qua đời. Từ tuổi 13, anh đã bắt đầu kiếm tiền bằng cách bán đề cương, phụ việc tại căn tin trường học và bán quần áo online, bán sim điện thoại và sống nhờ tình thương hàng xóm, cậu mợ. 

Trần Khánh Dĩ quyết tâm thực hiện dự án "Cha đỡ đầu" để mong đứa trẻ nào cũng có một người cha biểu tượng. Dự án của anh đã lọt top 7 dự án cộng đồng của Mr World Vietnam 2024 - Nam vương Việt Nam. 

Thí sinh mồ côi của Mr World Vietnam: Tôi sống nhờ tình thương bạn bè, cậu mợ và hàng xóm- Ảnh 1.

Thí sinh Trần Khánh Dĩ trong cuộc thi Mr World Vietnam 2024 - Nam vương Việt Nam.

Tôi học được giá trị của sự chăm chỉ và kiên trì 

Tham gia cuộc thi Mr World Vietnam với anh là một trải nghiệm?

Tham gia Mr World Vietnam không chỉ là một bước ngoặt trong hành trình cá nhân mà còn là cách tôi muốn thực hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Từ những ngày thơ ấu đầy khó khăn không có ba mẹ bên cạnh, tôi đã học được giá trị của sự kiên cường và lòng biết ơn. Biết ơn những ai đã từng giúp đỡ và cả những cơ hội mà tôi có để giúp đỡ những người khác đang gặp khó khăn.

Cuộc thi này không chỉ là một trải nghiệm phát triển bản thân mà còn là cơ hội để tôi lan tỏa những thông điệp tích cực và nhân rộng giá trị nhân văn của dự án "Cha đỡ đầu" để hỗ trợ kịp thời cho những trẻ em mồ côi, đang gặp khó khăn.

Thông qua cuộc thi này, tôi mong muốn rằng những hoạt động và cam kết của mình sẽ tiếp cận được nhiều người hơn qua đó góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp đồng cảm và thấu hiểu.

Mỗi ngày trôi qua, tôi càng hiểu rõ hơn rằng để chạm đến trái tim người khác, trước tiên mình phải học cách lắng nghe và thấu hiểu họ.

Anh có kỳ vọng mình sẽ đạt được giải tại cuộc thi Nam vương Việt Nam lần này?

Trong cuộc thi, giải thưởng mà tôi mong muốn nhất chính là "Nam vương vì cộng đồng". Một biểu tượng không chỉ của sắc đẹp mà còn của lòng nhân ái. Giải thưởng này với tôi không chỉ là một vinh dự mà còn là một cơ hội để thể hiện quan điểm, nói lên tiếng nói của những tấm lòng không được nghe, để trao gửi giá trị và sức mạnh của lòng nhân ái đến mọi người. 

Đây là cơ hội để tôi chứng minh rằng dù bạn là ai, bất kể xuất thân của bạn có khó khăn thế nào chỉ bạn cần tin vào sức mạnh của chính mình và không ngừng nỗ lực để hoàn thiện bản thân mỗi ngày, bạn sẽ tìm thấy cơ hội để tỏa sáng và thay đổi cuộc sống của mình và của người khác. 

Thí sinh mồ côi của Mr World Vietnam: Tôi sống nhờ tình thương bạn bè, cậu mợ và hàng xóm- Ảnh 2.
Thí sinh mồ côi của Mr World Vietnam: Tôi sống nhờ tình thương bạn bè, cậu mợ và hàng xóm- Ảnh 3.
Thí sinh mồ côi của Mr World Vietnam: Tôi sống nhờ tình thương bạn bè, cậu mợ và hàng xóm- Ảnh 4.

Trần Khánh Dĩ tại vườn Quốc gia Cát Tiên. 

Và anh học được những gì tại đây?

Ngoài kỹ năng trình diễn, sự tự tin tôi học được cách làm thế nào để trở thành một người có ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng. 

Tôi đã học được sự kiên nhẫn, lòng kiên trì và khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh dù là thử thách hay cơ hội. Sự hợp tác cùng nhau làm việc như thế nào để mỗi cá nhân đều có thể đóng góp vào thành công chung của cuộc thi.

Mỗi ngày trôi qua, tôi càng hiểu rõ hơn rằng để chạm đến trái tim người khác, trước tiên mình phải học cách lắng nghe và thấu hiểu họ. Mr World Vietnam không chỉ là một cuộc thi Nam vương mà còn là một hành trình phát triển bản thân, giúp tôi trưởng thành hơn trong từng suy nghĩ và hành động.

Sinh ra trong một hoàn cảnh khó khăn với một tuổi thơ thiếu vắng cha và mẹ dẫn đường chỉ lối trong cuộc sống. Anh đã phải loay hoay ra sao trong mỗi giai đoạn phát triển, thay đổi?

Tôi sinh ra trong một gia đình bình dân tại Kiên Giang, tuổi thơ của tôi chứa đầy những thách thức nhưng cũng rất nhiều bài học quý giá. 

Khi mới 12 tuổi, tôi đã mất mẹ và không lâu sau đó là ba, điều này để lại cho tôi một khoảng trống lớn và sự cô đơn khó tả. Không còn sự chở che của ba mẹ, tôi đã phải học cách tự lập từ rất sớm.

Từ tuổi 13, tôi đã bắt đầu kiếm tiền bằng cách bán đề cương, phụ việc tại căng tin trường học và bán quần áo online. Trong thời gian chờ lấy bằng tốt nghiệp, để tìm công việc ổn định hơn, tôi tiếp tục kiếm sống bằng việc bán sim điện thoại với thù lao 20.000 đồng/sim. 

Nhờ sự nỗ lực không ngừng, tôi có công việc ổn định tại Công ty Thế giới di động và làm việc tại chuỗi Điện máy xanh. Trong 6 tháng tôi đạt thành tích nhân viên bán hàng xuất sắc nhất, phần thưởng là 1 chuyến du lịch nước ngoài và được chuyển công tác đến vị trí làm việc tốt hơn.

Dù cuộc sống đầy vất vả nhưng công việc đã giúp tôi học được giá trị của sự chăm chỉ và kiên trì.

Tôi không bao giờ tự mãn, tham gia khóa học kỹ năng và có cơ hội làm việc cho các nhà thiết kế hàng đầu như Nguyễn Công Trí, thương hiệu thời trang Sir Tailor và cả công việc tôi vừa xin nghỉ để tập trung cho cuộc thi Mr World Vietnam 2024. Dù cuộc sống đầy vất vả nhưng những công việc này đã giúp tôi học được giá trị của sự chăm chỉ và kiên trì. Tôi vẫn luôn luôn cố gắng hoàn thiện bản thân để tốt hơn mỗi ngày.

Trong những thời khắc khó khăn nhất, lời dặn của mẹ luôn vang vọng trong tâm trí tôi "cố gắng học tập để có công việc ổn định đỡ cực cái thân". Chính vì hoàn cảnh của mình mà tôi luôn biết ơn, trân trọng mọi cơ hội và không bao giờ ngừng nỗ lực. 

Thí sinh mồ côi của Mr World Vietnam: Tôi sống nhờ tình thương bạn bè, cậu mợ và hàng xóm- Ảnh 5.

Trần Khánh Dĩ tại buổi trình diễn thời trang.

Tôi thường về nhà bà ngoại của bạn thân ăn trưa

Thời gian đi học, anh tự lo lắng kinh tế cho bản thân mình?

Trong những năm tháng của tuổi thơ, khi không còn ba mẹ bên cạnh, tôi đã may mắn nhận được tình yêu thương của tất cả mọi người kể cả hàng xóm xung quanh. 

Mỗi ngày sau giờ học, tôi thường về nhà bà ngoại của bạn thân để ăn trưa. Những bữa ăn đó không chỉ nuôi dưỡng cơ thể mà còn là nguồn an ủi tinh thần to lớn cho tôi trong hoàn cảnh thiếu thốn tình thương của ba mẹ.

Sau đó, tôi được về ở nhà cậu mợ để có một môi trường học tập tốt hơn. Cậu mợ không chỉ cung cấp cho tôi nơi ở an toàn và những bữa ăn hàng ngày mà còn trang bị cho tôi đầy đủ đồ dùng học tập cần thiết, từ sách vở đến dụng cụ học tập. Cậu mợ luôn động viên tôi không ngừng phấn đấu trong học tập và tích cực phát triển các kỹ năng sống cần thiết.

Sự ấm áp và sự chỉ dạy của cậu mợ đã giúp tôi xây dựng nên một nền tảng vững chắc về cả tri thức lẫn nhân cách, biến tôi thành một con người luôn trân trọng và biết ơn cuộc sống.

Những lúc khó khăn trong xúc cảm, trong đời sống, anh thường tâm sự hay nương tựa vào ai?

Khi cuộc sống và xúc cảm mang đến những thử thách khó khăn, tôi tìm thấy sự an ủi và hỗ trợ từ những người thân yêu.

Chị gái là người thấu hiểu tôi nhất. Mặc dù không thường xuyên chia sẻ những khó khăn với chị nhưng chị luôn cảm nhận được những nỗi niềm trong tôi. Tôi thích chia sẻ với chị về những niềm vui và thành tích của mình bởi mỗi lần như vậy, sự khích lệ và niềm tự hào từ chị luôn là nguồn động lực để tôi tiếp tục vững bước.

Bên cạnh đó, bạn bè và đồng nghiệp cũng rất quan trọng trong việc ủng hộ tinh thần của tôi. Ngoài ra, tôi cũng tìm thấy niềm an ủi trong việc viết lách. Mỗi trang viết là một bước đi trên hành trình tự hiểu và tự chữa lành. Qua mỗi giai đoạn khó khăn, tôi học được rằng sự kết nối với những người xung quanh và sự thể hiện cảm xúc qua nghệ thuật viết lách chính là chìa khóa để tôi giữ vững được sự cân bằng và tiếp tục tiến về phía trước.

Thí sinh mồ côi của Mr World Vietnam: Tôi sống nhờ tình thương bạn bè, cậu mợ và hàng xóm- Ảnh 6.

Trải qua sự khốn khó của cá nhân, dự án "Cha đỡ đầu" đã ra đời vì thế?

Tên dự án "Cha đỡ đầu" được lựa chọn không chỉ vì nó mang một ý nghĩa sâu sắc mà còn vì nó phản ánh trải nghiệm cá nhân và trách nhiệm mà tôi đang theo đuổi. Tên này bắt nguồn từ ý tưởng rằng mỗi đứa trẻ xứng đáng có một người cha hoặc một hình mẫu cha để dẫn dắt và hỗ trợ họ trong hành trình của cuộc đời.

Mỗi đứa trẻ xứng đáng có một người cha hoặc một hình mẫu cha để dẫn dắt và hỗ trợ họ trong hành trình của cuộc đời.

Dự án "Cha đỡ đầu" không chỉ là một sáng kiến nhằm cung cấp hỗ trợ tài chính cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mà còn kết nối các em với những người đỡ đầu, những người sẽ đóng vai trò người cha, người mẹ thứ hai, là người cố vấn, người hướng dẫn cho những trẻ em mồ côi đang gặp khó khăn. 

Dự án "Cha đỡ đầu" là tâm huyết của tôi, từ những trải nghiệm cá nhân của mình. Tôi muốn chia sẻ với cộng đồng rằng, dù xuất thân từ hoàn cảnh nào, mỗi đứa trẻ đều xứng đáng được yêu thương, chăm sóc và hướng dẫn bởi những người lớn. 

Tự ti là một trận chiến nội tâm khó khăn 

Mồ côi sẽ nhận được nhiều cái nhìn thương cảm, tuy nhiên nó cũng sẽ khiến con người ta tự ti hơn trong cuộc sống. Anh đã phải nỗ lực ra sao để trở thành một "Trần Dĩ Khánh bình thường hóa" từ suy nghĩ và cái nhìn của người đối diện?

Mất đi sự chở che của ba mẹ từ khi còn nhỏ quả thực đã để lại cho tôi những vết sẹo tinh thần sâu sắc. Thật không dễ dàng để xóa bỏ cái nhìn thương hại hay những định kiến về một đứa trẻ mồ côi như tôi từ xã hội. 

Để từ đó trở thành "Trần Khánh Dĩ bình thường hoá", tôi đã phải nỗ lực không ngừng nghỉ, không chỉ để thay đổi bản thân mà còn để thay đổi cách nhìn của người đối diện về một người từng trải qua hoàn cảnh tương tự.

Đầu tiên, tôi tập trung vào việc học tập, làm việc và phát triển kỹ năng sống. Tôi đã dành nhiều thời gian để đọc sách, học hỏi và tìm hiểu không chỉ để nâng cao kiến thức mà còn để cải thiện kỹ năng giao tiếp và xã hội. 

Tôi cũng tham gia vào các hoạt động thiện nguyện. Việc này không chỉ giúp tôi kết nối với nhiều người hơn, mà còn cho phép tôi thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm đối với xã hội. 

Tôi cũng đã học cách chấp nhận và yêu thương bản thân mình hơn. Tự ti là một trận chiến nội tâm khó khăn nhưng tôi đã dần dần học được cách vượt qua nó bằng cách nhìn nhận, tự hào về những gì mình đã đạt được và những nỗ lực mà tôi đã bỏ ra. 

Cuối cùng việc duy trì một thái độ tích cực và lạc quan giúp tôi không chỉ "bình thường hoá" bản thân trong mắt người khác mà còn giúp tôi truyền cảm hứng cho những người xung quanh. 

Tôi luôn cố gắng nhìn thấy khía cạnh tích cực trong mọi tình huống và sử dụng câu chuyện của mình để khơi dậy niềm tin và sức mạnh cho người khác. Đặc biệt là những người có hoàn cảnh giống tôi cảm thấy được động viên và có sức mạnh để tiếp tục bước đi trên con đường của riêng mình.

Thí sinh mồ côi của Mr World Vietnam: Tôi sống nhờ tình thương bạn bè, cậu mợ và hàng xóm- Ảnh 7.

Thí sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ Trần Khánh Dĩ trong cuộc thi Mr World Vietnam 2024.

Anh sẽ là ai trong 5 năm, 10 năm nữa?

Trong 5 năm nữa, Trần Khánh Dĩ sẽ tiếp tục phát triển vững chắc sự nghiệp của mình trong các lĩnh vực nghệ thuật, người mẫu, thời trang, MC và diễn viên. 

Tôi cam kết sử dụng thu nhập từ những hoạt động này để hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn thông qua dự án "Cha đỡ đầu" mà tôi đã khởi xướng. Mục tiêu của tôi là cung cấp hỗ trợ giáo dục và phát triển cá nhân cho những trẻ em có hoàn cảnh tương tự như tôi, giúp họ xây dựng tương lai tươi sáng hơn.

Bên cạnh đó, tôi sẽ chủ động tổ chức và tham gia vào các chiến dịch về môi trường, sức khỏe cộng đồng, và giáo dục, nhằm thu hút và khuyến khích thế hệ trẻ tham gia tích cực. 

Tôi ước mơ mở rộng sự hỗ trợ của mình ra toàn quốc và quốc tế, hợp tác với các tổ chức toàn cầu để tạo ra sự thay đổi lâu dài trong cuộc sống của nhiều trẻ em. 

Tôi hy vọng sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ tương lai thông qua việc đóng góp cho xã hội. Tạo ra một làn sóng tích cực, thúc đẩy một thế hệ trẻ trách nhiệm, tích cực và đầy yêu thương.

Và ước mơ của anh hiện nay là gì?

Ước mơ của tôi là người chiến thắng. Điều này cho phép tôi sử dụng sức ảnh hưởng và nguồn lực của mình để hỗ trợ những trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn thông qua dự án "Cha đỡ đầu" mà tôi đang hoạt động với mục tiêu mang lại sự thay đổi tích cực cho cuộc sống của những trẻ em không may mắn.

Cảm ơn và chúc anh may mắn!

Phần trình diễn thời trang của Trần Khánh Dĩ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.