Các hãng hàng không trên toàn cầu sẽ được phép chọn mua hoặc không các thiết bị an toàn này vì cơ quan quản lý hàng không không bắt buộc đối với các thiết bị phụ.
Theo tờ Thời báo New York, cả 2 chiếc máy bay Boeing 737 MAX 8 bị rơi ở Indonesia (ngày 29/10/2018) và Ethiopia (ngày 10/3) đều không có 2 thiết bị an toàn nêu trên.
Trong khi đó, cuộc điều tra vụ rơi máy bay của hãng hàng không Lion Air (Indonesia) đang tập trung vào lỗi cảm biến góc tấn và hệ thống kiểm soát chuyến bay tự động MCAS.
Các nhà điều tra đang tìm hiểu liệu những dữ liệu không chính xác từ cảm biến góc tấn của máy bay Lion Air có phải là tác nhân khiến hệ thống kiểm soát chuyến bay tự động MCAS bị trục trặc.
MCAS là hệ thống mới được Boeing cập nhật cho dòng 737 MAX, đọc dữ liệu từ các cảm biến góc tấn để tự điều chỉnh mũi máy bay nhằm giúp máy bay cân bằng.
Kết quả điều tra sơ bộ vụ tai nạn máy bay Lion Air cho thấy cảm biến góc tấn đã bị lỗi và kích hoạt MCAS khiến mũi máy bay chúi xuống đất, bất chấp nỗ lực kiểm soát của phi công.
Các nhà điều tra tại Pháp và Ethiopia cho biết cả hai vụ rơi máy bay Boeing 737 MAX “có những điểm tương đồng rõ ràng”.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết, Boeing đang dự định lắp thêm đèn báo hiệu cảm biến góc tấn bị trục trặc cho toàn bộ máy bay 737 MAX mới.
Tuy nhiên, đồng hồ hiển thị góc tấn sẽ vẫn là thiết bị phụ mà các hãng hàng không có quyền mua hoặc không.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận