Đường một chiều nghịch, ví dụ: đường dành cho xe máy, xe đạp trên cầu Long Biên |
Ùn tắc do xung đột tại nút giao
Hiện nay, việc bố trí đèn tín hiệu giao thông tại nhữn nút giao thông trọng điểm khiến các phương tiện giao thông mất rất nhiều thời gian để vượt qua được nút giao, thậm chí hai đến ba lượt đèn. Cùng đó, việc này còn gây ra hiện tượng “đối xứng ngược”, nghĩa là khi các phương tiện giao thông dừng trước đèn đỏ, phía đối diện bên kia nút giao thông có rất ít phương tiện giao thông chuyển động.
Nếu tại các nút giao thông không bố trí đèn tín hiệu giao thông đa chiều sẽ xảy ra hiện tượng “xung đột trực diện”. Các phương tiện giao thông rẽ trái cắt ngang dòng chuyển động của các phương tiện giao thông đi thẳng làm giảm tốc độ vượt qua nút trong một chu trình đèn tín hiệu giao thông. Đại đa số phương tiện giao thông qua nút bắt đầu từ vận tốc 0. Chỉ có một lối đi duy nhất qua nút giao thông. Do đó, thường có hiện tượng tâm lý của người tham gia giao thông cố vượt qua nút trước khi đèn đỏ hoặc vượt sớm qua nút trước khi đèn xanh.
Bài tham dự Diễn đàn chống ùn tắc giao thông đô thị do Báo Giao thông, Otofun phối hợp tổ chức, Tập đoàn Hyundai Thành Công đồng hành tài trợ. Ý kiến đóng góp xin gửi về: Chonguntac@baogiaothong.vn và news@otv.vn... |
Tại các nút giao cắt giữa đường ngang và các tuyến giao thông trọng điểm chưa bố trí đèn tín hiệu giao thông thường xảy ra hiện tượng “xung đột ngang”, nghĩa là các phương tiện giao thông từ đường ngang đi ra để rẽ trái giao cắt với các phương tiện đang lưu thông ở phía bên phải trên tuyến trọng điểm. Trong khi tại điểm giao cắt bị ùn tắc, cách đó một khoảng không có hiện tượng ùn tắc. Khi ùn tắc, tại khu vực này xảy ra hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn, bụi và khí thải, gây nguy hại cho sức khoẻ con người.
Những hiện tượng trên cho thấy, việc bố trí đèn tín hiệu và tổ chức giao thông tại các nút giao trọng điểm đã không còn phù hợp, trực tiếp làm trầm trọng thêm hiện tượng ùn tắc giao thông của TP Hà Nội.
Áp dụng giải pháp “Giao diện mềm” thế nào?
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng ùn tắc như sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông, cơ sở hạ tầng không theo kịp sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện giao thông cá nhân, các phương tiện giao thông công cộng chưa thể đáp ứng được nhu cầu của người tham gia giao thông... Trong bối cảnh một bộ phận người tham gia giao thông có tính tùy tiện rất cao, tính cộng đồng thấp, tìm một giải pháp tổ chức giao thông phù hợp với thói quen đi lại của số đông dân cư, có chi phí thấp, có tính linh hoạt và khả thi cao mà vẫn phù hợp với luật giao thông là điều cốt lõi để giải quyết bài toán giao thông đô thị hiện nay. Để xử lý những xung đột này, tôi đề xuất giải pháp sử dụng các loại “giao diện mềm”:
Tại Hà Nội, trong tình hình hiện nay, khi chưa thể xây dựng ngay được hệ thống giao thông hiện đại, qua khảo sát thực tế, tôi lựa chọn 8 tuyến giao thông trọng điểm của TP Hà Nội để áp dụng các loại “giao diện mềm” vì hạ tầng giao thông hiện tại của 8 tuyến này đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của giải pháp.
Áp dụng giải pháp “Giao diện mềm”, người điều khiển phương tiện giao thông có điều kiện để lựa chọn lối đi thích hợp, hạn chế TNGT do triệt tiêu được các hiện tượng “xung đột trực diện”, “xung đột ngang” và xung đột xã hội. Giải pháp phù hợp với tập quán, trình độ dân trí, đặt lợi ích của người tham gia giao thông làm trọng tâm nên người dân dễ chấp nhận và hưởng ứng. Loại bỏ hành vi vượt đèn tín hiệu khi chưa được phép. Nâng cao dần ý thức của người tham gia giao thông. |
Bằng việc áp dụng các loại “giao diện mềm”, cần xác định các đường ưu tiên, bố trí và phân lại luồng trên 8 tuyến giao thông trọng điểm và thiết lập các khu vực giao thông đặc thù sau:
Việc xác định đường ưu tiên cụ thể như sau: Lập trục giao thông liên tục xuyên tâm: Đường 32 - Cầu Diễn - Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy - Cầu Giấy - Kim Mã - Nguyễn Thái Học - Lê Duẩn - Giải Phóng - Văn Điển. Hoặc lập các trục giao thông liên tục hướng tâm sau: Văn Cao - Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - Đại lộ Thăng Long ; Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Ngọc Hà; Quang Trung - Trần Phú (Hà Đông) - Thanh Xuân - Nguyễn Trãi - Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng - Tôn Đức Thắng; Nguyễn Tam Trinh - Minh Khai - Đại La ; Cầu Nhật Tân - Võ Chí Công - Bưởi - Láng - Trường Chinh ; Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ - Cát Linh; Ngô Gia Tự - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chương Dương - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư - Nguyễn Khoái - Minh Khai. Các trục giao thông hướng tâm này được tổ chức liên thông với trục giao thông xuyên tâm.
Cùng đó có thể thiết lập các khu vực giao thông đặc thù như: Phân lại luồng giao thông cửa ngõ phía Bắc: Bốt Hàng Đậu - cầu Long Biên - cầu Chương Dương; Phân lại luồng giao thông khu vực Quốc Tử Giám; Phân lại luồng giao thông khu vực Cửa Nam và phụ cận; Phân lại luồng giao thông khu vực Bảo tàng Phòng không - không quân; Phân lại luồng giao thông khu vực Pháp Vân (Xem bài ở phần sau); Quy hoạch các đường một chiều nghịch liên thông đường Phố Huế, Hàng Bài với đường Bà Triệu; đường Nguyễn Thái Học với đường Trần Phú, phố Sơn Tây.
Việc áp dụng các loại “giao diện mềm” sẽ có chi phí thấp vì xây dựng trên cơ sở mặt bằng hiện có; Không cần lắp đặt đèn tín hiệu giao thông; Không cần huy động nhiều lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại nút giao thông; Điều chỉnh linh hoạt khi cần thiết. Chi phí xã hội giảm do tiết kiệm thời gian, nhiên liệu, điện, chi phí để quản lý, duy tu, bảo dưỡng đèn tín hiệu giao thông… Các phương tiện chuyển động qua nút một cách liên tục với vận tốc tương đối đều, lấp đầy các khoảng trống, dẫn đến lưu lượng giao thông qua nút tăng. Giảm lượng khí thải của các phương tiện giao thông cơ giới gây ra. Tăng thu ngân sách bằng cách cho phép sử dụng cầu đi bộ trên cao làm nơi quảng cáo.
Phạm Văn Tiệp
240 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, TP Hà Nội
|
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận