Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, theo số liệu của Bộ Kinh tế Brazil, năm 2019, trị giá xuất khẩu thịt lợn của Brazil sang Việt Nam đạt 24,2 triệu USD, tăng 87%; xuất khẩu thịt gà đạt 24,5 triệu USD, tăng 16% so với năm 2018.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu tại Brazil vẫn tiếp tục xuất khẩu nhiều hơn sang thị trường Việt Nam với mong muốn tiếp tục giữ vững thị trường quan trọng ở khu vực châu Á.
Với nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm thịt sang Việt Nam, các doanh nghiệp Brazil đề nghị Thương vụ Việt Nam tại Brazil hỗ trợ liên hệ với các cơ quan chức năng của cả 2 nước đẩy nhanh quá trình xem xét và phê duyệt hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu vào Việt Nam của các doanh nghiệp đã đủ điều kiện.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, việc mở rộng nhập khẩu với Brazil trong thời gian tới lên đến 66 nhà máy chế biến thịt các loại đã được cấp mã số đủ điều kiện xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt động vật vào Việt Nam cũng là vấn đề đáng lo ngại nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
Bộ Công Thương cho biết: Những ngày cận Tết, các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi sẽ đẩy mạnh nguồn cung ra thị trường. Điều thuận lợi là mặt hàng thịt thành phẩm đã được đưa vào chương trình bình ổn, doanh nghiệp cam kết bán với giá thấp hơn thị trường 5%.
Đặc biệt, một số doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường như Vissan, Saigon Co.op đã cam kết không tăng giá thịt heo trong dịp Tết, thực hiện bán đúng giá theo giá đã đăng kí. Hệ thống siêu thị Big C cam kết sẽ bán thịt heo không lợi nhuận dịp Tết và thực hiện giảm giá tương ứng nếu giá thị trường giảm.
Trên thực tế, có 18/66 nhà máy chế biến thịt lợn và Công ty BRF (hãng sản xuất thực phẩm nối tiếng tại Brazil) thông tin rằng, đã có các đối tượng lợi dụng thông tin Brazil là nước sản xuất lớn các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật và nhu cầu lớn của các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu các sản phẩm này để lừa đảo trên mạng internet.
Hầu hết các hợp đồng mà các đối tượng lừa đảo đều lấy danh nghĩa các hãng sản xuất thực phẩm nối tiếng như BRF, JBS với các điều kiện rất lỏng lẻo...đặc biệt là giá thậm chí chỉ rẻ bằng 1/3 so với giá thị trường.
Trước thực tế đó, BRF khẳng định hiện đã không còn giao dịch trực tiếp trên mạng internet mà thông qua hệ thống các đại lý nằm ở nhiều khu vực trên toàn thế giới. Thị trường Việt Nam do đại diện ở Singapore phụ trách. Ngoài ra, đơn vị này cũng ra cảnh báo, tuyệt đối không nên chấp nhận điều khoản thanh toán đặt cọc trả trước trong các hợp đồng mua bán hàng hóa.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước nhận định, việc nhập khẩu thịt lợn do các doanh nghiệp tự quyết, không cần phải xin hạn ngạch và cũng có tới 24 quốc gia có thể nhập khẩu thịt lợn dưới sự kiểm soát chất lượng của Cục thú ý (Bộ NNPTNT).
"Việc nhập khẩu thịt lợn giúp giảm lượng tiêu thụ thịt lợn trong nước, góp phần ổn định cung cầu trước mắt kéo theo việc ổn định giá. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhập khẩu phải làm đúng quy trình nghiêm ngặt của nhà nước để tránh những chiêu lừa đảo tinh vi quốc tế", ông Đông chia sẻ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận