Mảnh vỡ của máy bay MH17 đã được tìm thấy. Ảnh: DailyExpress. |
Hôm qua (24/4), trang DailyExpress và Mirror đưa tin một tài liệu điều tra mới đây trên đài BBC tuyên bố chiếc máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines có thể đã bị bắn rơi bởi chiến đấu cơ Ukraine, không phải do tên lửa đất đối không sản xuất bởi Nga.
Trước đó, ngày 17/7/2014, chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 đã bị bắn rơi trên đường từ Amsterdam (Hà Lan) tới Kuala Lumpur (Malysia) khi đang ở trên không phận Ukraine, khiến 298 hành khách và toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng.
Vào tháng 10/2015, một báo cáo được công bố cho biết chiếc máy bay phản lực MH17 đã bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không do Nga sản xuất. Tuy nhiên, tài liệu mới trên đài BBC có tên"The Conspiracy Files: Who Shot Down MH17?” sắp chiếu trên kênh BBC2 tuyên bố thủ phạm chính thức bắn rơi MH17 là chiến đấu cơ. Một giả thuyết khác được đưa ra, đây là “âm mưu” của CIA nhằm đổ lỗi cho Nga.
Chương trình phim lài liệu này cho biết, có nhiều nhân chứng khác nhìn thấy MH17 vào thời điểm nó bị bắn rơi. “Gia đình các nạn nhân không tin tưởng vào lời giải thích chính thức và yêu cầu mang lại công lý cho các nạn nhân”.
Theo trang Daily Express, một nhân chứng tên Natasha Beronina cho biết: “Lúc đó là mùa hè, đúng thời gian thu hoạch vụ mùa. Chúng tôi đã nghe thấy một tiếng nổ. Lúc đầu, chúng tôi nhìn thấy khói đen và hai chiếc máy bay, chiếc máy bay nhỏ hơn có màu bạc. Một chiếc bay thẳng đi và chiếc còn lại quay đầu trở lại hướng nó bay tới”.
Hiện trường vụ bắn rơi máy bay MH17. |
Nhà báo điều tra Đức Billy Six đã phỏng vấn 100 nhân chứng, và 7 người trong số họ cho hay đã nhìn thấy một máy bay chiến đấu.
Six cho biết: “Thậm chí một trong số họ kể lại rằng đã thấy một quả tên lửa được bắn ra, giống như một vệt nhỏ trên trời xuyên vào trong mây. Sau đó, anh ta nghe thấy tiếng nổ lớn”.
Ông cũng tin rằng có hai chiếc máy bay chiến đấu đã tham gia bắn rơi chiếc MH17. Một chiếc bắn vào buồng lái, giết chết phi hành đoàn. Chiếc còn lại bắn tên lửa đối không vào máy bay.
Theo tài liệu này, Nga và Ukraine đổ lỗi cho nhau trong vụ này, tuy nhiên cả hai nước không thể đưa ra dữ liệu radar quan trọng của ngày hôm đó.
Trong cuộc chiến dữ dội giữa Ukraine và Moscow, truyền thông Nga đã đưa ra tên của phi công được cho là người phải chịu trách nhiệm cho vụ bắn rơi này, Vladislav Voloshin, đóng quân tại sân bay quân sự phía nam Ukraine. Tuy nhiên khi được phỏng vấn, Vladislav đã bác bỏ cáo buộc trên.
Phi công Vladislav Voloshin bác bỏ cáo buộc là người bắn rơi MH17. |
Ông nói: “Chúng tôi không có chuyến bay nào vào ngày 17/7. Người thợ máy cũng nói có 3 chiếc máy bay ra ngoài thực hiện nhiệm vụ và tôi là người duy nhất lái máy bay trở về. Nhưng điều này xảy ra hôm 23/7. Anh ta nói chiếc máy bay chở theo tên lửa đối không, nhưng thực sự không có. Máy bay của tôi chỉ mang theo tên lửa đối không nhằm mục tiêu trên mặt đất”.
Tuy nhiên, điều tra gây sốc nhất đến từ nhà báo điều tra Sergey Sokovov. Ông đã điều hơn 100 nhân viên đến điều tra tại hiện trường và kiếm tra bằng chứng. Ông cho biết họ không tìm thấy mảnh đạn nào từ tên lửa đất đối không Buk. Đặc biệt, ông còn cho biết ông đã được “bán” cho một chiếc điện thoại cho thấy hai nhân viên CIA là kẻ chủ mưu và đã âm mưu đặt 2 quả bom trên máy bay MH17.
Ông tuyên bố CIA đã được sự giúp đỡ của cơ quan mật vụ Ukraine. Sokolov nói: “Bằng chứng đưa tới cho thấy CIA là chủ mưu và cơ quan an ninh Hà Lan cũng có phần nhiệm vụ trong việc đặt bom trên máy bay ở Hà Lan. Điều này không thể được thực hiện ở bất kỳ nơi nào khác”.
Ông cũng cho hay: “Hành động khủng bố này trước hết là cái cớ để tăng cường biện pháp trừng phạt Nga, thứ hai nhằm cho thế giới thấy rằng Nga là một quốc gia man rợ, thứ ba là tăng cường sự hiện diện của NATO ở châu Âu, đặc biệt là Ukraine.
Dù vậy, những tài liệu về MH17 cho thấy cuộc điều tra của một trang blog Anh tên gọi Bellingcat. Cuộc điều tra này đồng tình với giả thiết MH17 bị bắn rơi bởi tên lửa đất đối không Buk sản xuất bởi Nga.
Video vụ MH17 bị bắn rơi:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận