Chuyện dọc đường

Thu phí không dừng và kỳ vọng ITS

18/01/2021, 19:30

Hy vọng các doanh nghiệp công nghệ dành sự quan tâm và đầu tư xứng đáng cho giao thông thông minh tại Việt Nam...

img

35 trạm thu phí đường bộ trên toàn quốc vừa mở làn thu phí không dừng cho các the dán thẻ Epass

Những năm trước, tôi đã từng được đến thăm làm việc tại một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, CHLB Đức, Pháp và trở về nước cùng với sự thán phục trước mức độ phát triển, tiện ích, hiệu lực hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý, điều hành giao thông vận tải trên nền tảng Hệ thống giao thông thông minh (Intelligent Transoprt System - ITS).

Chỉ cần một chiếc điện thoại thônhg minh có kết nối internet, bạn có thể đi lại khá thoải mái, bằng phương tiện công cộng hoặc tự lái xe, thông qua sự trợ giúp của ITS, ngay cả khi bạn không biến ngôn ngữ sở tại.

Với các ứng dụng trên nền tảng ITS trong quản lý hạ tầng giao thông và phương tiện, quá trình tham gia giao thông của một chiếc ô tô, bao gồm cả hoạt động trên đường, vào bãi đỗ xe, việc trả các khoản phí, hướng dẫn đi lại, cảnh báo nguy cơ mất an toàn, hãm phanh, chuyển hướng… đều được xử lý tự động rồi cung cấp thông tin cho người lái xe.

Trong trường hợp sử dụng một chiếc xe ô tô tự lái hoàn toàn thì tất cả những công việc trên sẽ được thực hiện (bao gồm cả lái xe) và cung cấp thông tin cho chủ sở hữu chiếc xe.

Hệ thống giám sát, điều khiển giao thông bao gồm các thiết bị cảm biến (quang học, từ hay sóng radio..) để nhận biết thông tin trạng thái giao thông, hệ thống điều hành (trung tâm, phân cấp hay cục bộ) và các thiết bị hiển thị thông tin cho người tham gia giao thông (đèn tín hiệu, loa phát thanh, biển quang báo, bản đồ giao thông thời gian thực…) cũng đều được tự động hoá hoàn toàn.

Đương nhiên, bên cạnh những thông tin về trạng thái và hướng dẫn giao thông nhiều thông tin hỗ trợ khác cho người lái xe, như các trạm xăng, trạm nghỉ và cả những tính năng khác như tự động gửi tin báo cứu hộ, cứu nạn khi xe gặp sự cố … cũng cũng có thể được cung cấp tự động cho lái xe, các dịch vụ hỗ trợ và cho cơ quan chức năng.

Sự phát triển của công nghệ ngày càng giúp hoàn thiện ITS để tạo ra hệ thống giao thông an toàn hơn, an ninh hơn, thuận tiện hơn và giảm tác động đến môi trường.

Ở Mỹ, chính phủ liên bang đầu tư nguồn lực cho ITS với mong muốn giảm thiểu 5000-7000 người chết mỗi năm vì tai nạn giao thông, tiết kiệm ít nhất 20 tỷ USD mỗi năm nhờ cải thiện thông tin, quản lý hệ thống và ngăn chặn ùn tắc.

ITS cũng được kỳ vọng sẽ tiết kiệm ít nhất 1 triệu gallon nhiên liệu mỗi năm và giảm thiểu lượng khí thải tương ứng.

Ở Việt Nam. những năm qua có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng các quy định pháp luật, kiến trúc cơ sở cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc ứng dụng và phát triển các nền tảng cho ITS.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2018-2020 người Việt Nam bắt đầu nghe, nói và trải nghiệm một ứng dụng ITS.

Cụ thể, đó là hệ thống thu phí điện tử tự động không dừng (ETC).

Bắt đầu với nhà đầu tư VETC tại dự án BOO1 với những bước khởi động và triển khai khá chật vật nhưng có lẽ bất kỳ cái mới nào cũng cần có thời gian.

Từ năm 2020, thị trường chào đón một nhà đầu tư thứ 2, VDTC, một Liên danh được Tập đoàn Viễn thông Quân đội thành lập sau hơn 1 năm xoay sở với các thủ tục.

Tuy nhiên, chỉ sau hơn 6 tháng ký kết hợp đồng và triển khai thực hiện, VDTC đã cho khai trương dịch vụ đồng loạt tại 35 trạm trên phạm vi toàn quốc.

Sự xuất hiện của VDTC một mặt gia tăng nguồn lực đầu tư vào dịch vụ ETC, mặt khác cũng tạo nên động lực quan trọng giúp VETC và các cơ quan chức năng nhà nước chuyển dịch nhanh chóng hơn.

Đến 31/12/2020, ngoại trừ một số tuyến đường cao tốc thuộc Tổng công ty đầu tư đường cao tốc Việt Nam (VEC) và một số dự án BOT có thời gian thu phí còn lại dưới 3 năm… toàn bộ các trạm thu phí BOT trên cả nước đã đồng loạt vận hành các cổng ETC, tháo gỡ những điểm nghẽn và phiền nhiễu trên đường lưu thông của phương tiện toàn quốc, nâng cao minh bạch trong quản lý thu phí BOT.

Đặc biệt là việc kết nối dữ liệu, phân chia phí tự động giữa hai hệ thống VETC và VDTC giúp cho người sử dụng chỉ cần dán 1 thẻ (hoặc EPASS của VDTC hoặc VETC) thì có thể lưu thông thuận tiện qua tất các trạm thu phí ETC trên toàn quốc.

Hy vọng rằng EPASS chỉ là bước đi đầu tiên của Viettel trên con đường nghiên cứu, phát triển, thương mại hoá các nền tảng và ứng dụng ITS phục vụ quản lý, khai thác kinh doanh kết cấu hạ tầng, vận tải ở Việt Nam và mở rộng ra thị trường thế giới.

Bên cạnh Viettel, chúng ta cũng có quyền hy vọng các doanh nghiệp công nghệ khác của Việt Nam cũng dành sự quan tâm và đầu tư xứng đáng cho thị trường ITS.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.